Bạn nghĩ rằng chuẩn bị bữa cơm với thực phẩm sạch là an toàn? Bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc phải những căn bệnh chết người khi giữ các thói quen chết người sau đây.
- Những thói quen làm nên người Dược sĩ giỏi
- Những công việc không ngờ tới mà sinh viên Cao đẳng Dược có thể làm
- Cơ hội nào dành cho sinh viên học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược?
Thói quen vừa ăn vừa uống từ lúc nhỏ
Thói quen xấu vừa ăn vừa uống nước
Theo một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Dược Sĩ thì đa phần mọi người thường có thói quen vừa ăn vừa uống nước lọc hoặc nước hoa quả. Tuy nhiên họ đều không hề biết rằng, đây là một thói quen vô cùng xấu và có hại đến sức khỏe mỗi người. Không đơn thuần là bệnh thông thường, chúng ta có thể mắc những căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Khi chúng ta dùng bữa mà có quá nhiều chất lỏng chứa trong dạ dày thì quá trình tiêu hóa sẽ bị kìm hãm mất nhiều thời gian hơn. Điều này cũng dẫn đến việc dạ dày phải làm việc nhiều hơn và không có thời gian để nghỉ ngơi, hoạt động quá nhiều dẫn đến tình trạng dạy dày chưa kịp hồi phục, tăng kích thước của dạ dày.
Thậm chí nhiều người còn có thói quen chan canh ăn cùng với cơm, thói quen này thường được nhiều người lấy lí do là “cho dễ nuốt” mà thực chất việc này khiến họ lười nhai, nuốt nhanh hơn. Thức ăn qua thực quản rồi đi vào dạ dày vẫn ở dạng cứng dẫn đến việc dạ dày phải làm việc tích cực hơn vì khó tiêu hóa.
Hậu quả dẫn đến những người có thói quen xấu này là viêm loét dạ dày, nguy hiểm hơn là đau dạ dày mãn tính.
Thói quen nguy hại đến sức khỏe khi dùng chung đũa
Thói quen gắp đồ ăn cho người khác
Có thể thấy từ lâu đời nay, mỗi dịp ăn uống cưới hỏi, đám tang, đám giỗ thì phong tục gắp thức ăn mời người khách là văn hóa đặc trưng của người Việt.
Tuy nhiên, thói quen tưởng chừng là hành động thân tình, quý trọng nhau lại đem đến một mối nguy hại với cả người gắp thức ăn và người nhận thức ăn. Bởi vì khi sử dụng chung đũa, thìa, muôi để gắp thức ăn như thịt, cá, đậu phụ tốt cho sức khỏe… các bạn có thể bị lây truyền virut, vi khuẩn mắc những căn bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, quai bị hay nặng hơn đó là viêm gan B.
Nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, bởi trong khoang miệng mỗi chúng ta thường chứa khoảng 80 triệu vi khuẩn khác nhau. Có vi khuẩn tốt nhưng cũng có vô vàn vi khuẩn gây hại đến sức khỏe như: vi khuẩn gây bệnh viêm gan, vi khuẩn viêm loét dạ dày, vi khuẩn bệnh lây truyền.
Chính vì vậy trong mỗi bừa ăn của người Việt, chúng ta cần thay đổi thói quen đó. Cùng nâng cao kiến thức y dược, tìm hiểu những thói quen không tốt để thay đổi từ những bữa cơm hằng ngày. Chúng ta cần chia sẻ và thay đổi để có một sức khỏe tốt, một xã hội văn minh và khỏe mạnh.
Nguồn Dược Sĩ