Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Dược sĩ tư vấn về vấn đề chậm nói ở trẻ em như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nhiều cha mẹ đang cảm thấy lo lắng về tình trạng chậm nói của bé, tìm nhiều cách để chữa trị và cải thiện tình hình, nhưng không biết thế nào mới tốt cho bé?

cham-noi-1

Dược sĩ tư vấn về vấn đề chậm nói ở trẻ em như thế nào?

Hiện nay, tình trạng trẻ biết đi rất sớm nhưng lại chậm biết nói rất phổ biến ở các bé. Điều này khiến các bậc phụ huynh đang rất lo lắng, không biết trẻ có bị mắc chứng bệnh gì hay không và tìm nhiều cách để chữa trị, cải thiện tình hình. Nhưng lại không biết như thế nào mới thực sự là tốt cho trẻ.

Như thế nào mới gọi là trẻ chậm nói

Trẻ đến 2 tuổi bắt đầu học cách nói chuyện và bắt chước các âm thanh mà bé nghe được. Nếu trẻ sau 2 tuổi chưa nói được từ nào bị xem là trẻ chậm nói.

Bạn nên chú ý, nếu trẻ từ 12 đến 24 tháng không sử dụng cử chỉ, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay tạm biệt khi được 12 tháng tuổi; Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi, hoặc trẻ chỉ bập bẹ được vài từ so với các trẻ khác cùng tuổi…thì đây có thể là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị chậm nói.

Dược sĩ tư vấn về vấn đề chậm nói ở trẻ như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến chậm nói ở trẻ là gì?

Bác sĩ Dương Trường Giang đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Với cuộc sống hiện đại và nhộn nhịp như ngày nay thì tình trạng trẻ ít nói và chậm nói khá phổ biến ở nhiều gia đình. Nguyên nhân chính có thể là các bậc phụ huynh cho trẻ xem TV hay dùng Smartphone quá sớm, các bé chẳng cần phải nói và suy nghĩ, chỉ cần đưa tay chạm vào màn hình,..dần dần tạo thành thói quen nghiện máy tính, điện thoại, tivi,…khiến trẻ ít giao tiếp dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ.

cham-noi-3

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ

Không chỉ vậy, chậm nói đôi khi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác về mặt bệnh lý hay cấu tạo cơ thể, có thể trẻ có những dị tật ở lưỡi, vòm họng, bị điếc, tự kỉ, tâm lý không ổn định cùng với hàng loại nguyên nhân khác. Phụ huynh cần phải chú ý nhiều hơn đến vấn đề này để có phát hiện sớm và cho trẻ tới gặp bác sĩ để tìm cách khắc phục.

Đặc điểm của những đứa trẻ chậm nói sáng dạ trong nhóm “Einstein Syndrome”

Theo thông tin của Thư viện Y Dược thì nếu trẻ bị chậm nói có thể trẻ mắc “hội chứng Einstein Syndrome – Những đứa trẻ sáng dạ chậm nói”, nhưng đây chỉ là những trường hợp rất hiếm gặp, không phải bất kì đứa trẻ nào chậm nói cũng là những đứa trẻ sáng dạ. Nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây thì có thể trẻ là những đứa trẻ sáng dạ:

Chậm nói: Những trẻ từ một đến ba tuổi rưỡi chưa nói quá một từ và thường nói những câu đầu tiên vào những năm lên bốn tuổi.

– Có đặc điểm gia đình khác thường: Những đứa trẻ này thường có cha mẹ là những người có kỹ năng phân tích tốt hoặc làm việc trong các ngành liên quan đến khoa học, kĩ thuật,..

– Có sự khác biệt về giới tính: 85% bé trai chiếm tỉ lệ thuộc nhóm Einstein Syndrome cao hơn các bé gái.

– Bộ nhớ vượt trội: các bố mẹ có con mắc hội chứng Einstein Syndrome thường có trí nhớ siêu phàm.

– Phát triển sớm các năng khiếu: biết chơi các loại nhạc cụ, máy tính…khi chỉ được hướng dẫn sơ sơ khi mới từ 2 đến 5 tuổi.

– Chậm trẻ trong phát triển xã hội: Trẻ thường khó khăn trong việc hòa nhập với các bạn bè, chậm và kém trong việc đi vệ sinh. Thường đến độ tuổi từ 3.5-4.5 tuổi mới có thể tự đi vệ sinh được.

– Ý chí mạnh mẽ: Những trẻ thường chơi một trò chơi gì đó một cách hăng say, có độ nhạy cảm cao và thường có chỉ số IQ cao.

cham-noi-2

Một số lưu ý khi trẻ bị chậm nói cha mẹ nên biết

Những lưu ý trong việc trẻ chậm nói

Theo Dược sĩ tư vấn, nếu phát hiện trẻ bị chậm nói, các bậc cha mẹ nên chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ. Hãy tập thói quen giao tiếp từ sớm cho các trẻ bằng cách:

– Bắt đầu từ lúc 6 tháng, nên đọc truyện tranh cho trẻ nghe, cho trẻ coi những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào.

– Dành thật nhiều thời gian trò chuyện với con, thậm chí từ lúc ẵm ngửa – nói hát và bắt chước các âm thanh và cử chỉ.

– Hạn chế cho trẻ chơi nhiều với máy tính, điện thoại, tivi,…Tập thói quen đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời.

– Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.

– Tầm gần 2 đến 3 tuổi là thời gian lý tưởng để cha mẹ dạy trẻ học nói nhiều, hãy cố gắng dạy trẻ giao tiếp nhiều hơn là ngồi một chỗ xem tivi, điện thoại. Nếu trẻ chậm nói mà càng để lâu càng khó điều trị.

– Khi cho trẻ đi nhà trẻ, nên tập quen dần dần cho trẻ và phải bàn với cô giáo nhà trẻ để cô quan tâm hơn, hướng dẫn bé kỹ hơn và kiên nhẫn hơn.

Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thanh Hậu cho biết: Đối với trường hợp những trẻ trên 2 tuổi nhưng vẫn chưa nói được một câu, thì nên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện càng sớm càng tốt. Tránh sử dụng bừa bãi các bài thuốc dân gian để chữa bệnh nếu không có sự hướng dẫn của Bác sĩ.

Nguồn: duocsi.edu.vn