Search
Thứ Năm 19 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Xét nghiệm định lượng acid uric giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh Gout

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Xét nghiệm định lượng acid uric là xét nghiệm giúp hỗ trợ chẩn đoán cũng như theo dõi quá trình điều trị của người mắc bệnh Gout, đồng thời cũng giúp theo dõi quá trình hóa xạ trị của người bệnh ung thư. Dưới đây là chi tiết về xét nghiệm acid uric để bạn nắm rõ hơn về xét nghiệm này

Xét nghiệm acid uric là xét nghiệm giúp hỗ trợ  chẩn đoán và theo dõi bệnh Gout

1. Xét nghiệm acid uric là gì?

Theo giảng viên Cao đăng Dược TPHCM cho biết: Trong quá trình chuyển hóa nucleotide purine trong cơ thể sẽ tạo nên acid uric. Loại nucleotide này có trong thực phẩm hằng ngày mà chúng ta sử dụng và nó đi vào cơ thể sẽ phản ứng với enzym trong đường ruột và tạo ra acid uric. Acid uric theo đường máu và được lọc qua thận, sau đó được thải bằng đường nước tiểu hoặc có thể mồ hôi.

Nếu được lọc hết hay cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric sẽ khiến nồng độ của nó trong máu tăng cao, từ đó dẫn đến sự lắng đọng của muối urat tại khớp. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh Gout.

Xét nghiệm acid uric là xét nghiệm nồng độ acid uric có trong máu hay trong nước tiểu để phát hiện sự thay đổi. Nhờ vậy sẽ giúp chẩn đoán cũng như điều trị các bệnh liên quan.

2. Xét nghiệm acid uric máu

Xét nghiệm acid uric máu là một xét nghiệm phổ biến

  • Mục đích

– Để chẩn đoán tăng acid uric máu và hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi bệnh Gout.

– Theo dõi quá trình điều trị hóa xạ trị của người bệnh ung thư

– Giúp đánh giá chức năng thận, kiểm tra nguyên nhân gây sỏi thận.

  • Lưu ý trước khi làm xét nghiệm

– Nhịn ăn 8-10 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm

– Không nên sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà bác sĩ không chỉ định.

– Không uống thức uống có cồn và chất kích thích trước khi làm xét nghiệm.

  • Ý nghĩa của xét nghiệm acid uric máu

Giới hạn bình thường của nồng độ acid uric:

– Với nam: 210 – 420 umol/L.

– Với nữ: 150 – 350 umol/L.

Theo tin tức khi nồng độ acid uric tăng cao hơn bình thường cho biết rằng cơ thể đang dung nạp quá nhiều nucleotide purine và sản sinh quá nhiều acid uric hoặc là thận đang giảm đào thải. Nên khi nồng độ này tăng có thể là dấu hiệu của những bệnh sau đây:

– Bệnh Gout, bệnh viêm khớp cấp tính.

– Bệnh đái tháo đường

– Các bệnh liên quan về bạch cầu như là rối loạn tủy xương.

– Rối loạn chức năng thận, sỏi thận hay suy thận cấp.

– Bệnh ung thư di căn.

– Chế độ ăn quá nhiều purine.

Hay  nồng độ acid uric thấp hơn so với giá trị bình thường thì có thể gặp ở những bệnh sau:

– Hội chứng Fanconi  (hiếm gặp, gây ảnh hưởng đến ống lọc của thận).

– Bệnh Wilson (bệnh lý di truyền làm đông tích tụ các mô xuất hiện trong cơ thể)

– Rối loạn chức năng gan, thận.

– Chế độ ăn thiếu purine.

3. Xét nghiệm acid uric nước tiểu

  • Mục đích

Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu thường được sử dụng để chẩn đoán những bệnh lý bao gồm:

– Bệnh suy thận, bị đau quặn thận, thận bị ứ nước.

– Những bệnh liên quan đến khớp như là suy khớp hay đau khớp.

– Để theo dõi những bệnh về máu chẳng hạn như thiếu máu do tan máu.

– Theo dõi quá trình điều trị hóa xạ trị ở bệnh nhân ung thư.

– Tiên lượng tình trạng nhiễm độc thai nghén ở thai phụ.

Xét nghiệm acid uric nước tiểu có thể giúp chẩn đoán nhiều loại bệnh khác nhau

  • Ý nghĩa của xét nghiệm nồng độ acid uric nước tiểu

Nồng độ acid uric có trong nước tiểu bình thường sẽ là từ 1200 – 5900 umol trong 24 giờ

Khi nồng độ acid uric có trong nước tiểu tăng cao hơn so với bình thường thì có thể bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề như sau:

– Bệnh Gout.

– Bệnh bạch cầu, bệnh đa u tủy.

– Bệnh ung thư di căn.

– Bị sỏi thận và các bệnh lý liên quan đến thận.

Còn nếu nồng độ acid uric trong nước tiểu thấp hơn bình thường thì có thể gặp ở những vấn đề như sau:

– Bị ngộ độc chì.

– Bệnh nhân nghiện rượu mãn tính.

4. Làm sao để điều trị tình trặng tăng acid uric trong máu hiệu quả?

Theo giảng viên Liên thông cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Sau khi xét nghiệm acid uric máu, nếu nồng độ acid uric trong máu tăng không kèm theo bất cứ triệu chứng nào tại khớp hay thận thì bệnh nhân có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình sao cho hợp lý hơn, giảm bổ sung lượng purine vào trong cơ thể chính là là cách tốt nhất.

Với trường hợp nồng độ acid uric máu tăng cùng các triệu chứng tại khớp hay thận, cần phải sử dụng thuốc giảm hàm lượng acid uric theo chỉ định của bác sĩ.

Các bệnh nhân ung thư đang trong quá trình điều trị hóa xạ trị sẽ làm cho những tế báo ung thư bị phá hủy quá nhiều, từ đó sẽ dẫn đến sự sản sinh cấp tính acid uric, khi đó bệnh nhân sẽ được bác sĩ dự phòng tăng hàm lượng acid uric để phòng tránh tình trạng suy thận cấp.

Hoặc trong trường hợp bệnh nhân bị tăng acid uric thường xuyên mà lại có tiền sử bị bệnh gout thì phải sử dụng thuốc giảm acid uric theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều trị và dùng thuốc theo ý mình hay sử dụng các phương pháp chữa trị không dựa vào cơ sở khoa học.

XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN