Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Điều trị cảm cúm bằng phương pháp Y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cảm và cúm là một chứng bệnh rất phổ biến trong cộng đồng. Cảm là bệnh viêm đường hô hấp cấp do khí lạnh, Y học cổ truyền gọi là “thương phong”. Bệnh nhẹ sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu cảm nặng hoặc diễn biến phức tạp thì sẽ lâu khỏi.

Cúm là bệnh viêm đường hô hấp trên do virus, và có khả năng thành dịch lớn, gây ra hậu quả về số người mắc bệnh lẫn tỷ lệ tử vong, Y học cổ truyền gọi là “Thời hành cảm mạo”, thuộc phạm trù của ôn bệnh (bệnh truyền nhiễm). Qua bài viết sau, hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về cách điều trị cảm cúm bằng phương pháp Y học cổ truyền.

Cảm cúm là một chứng bệnh rất phổ biến

1. Nguyên nhân theo Y học cổ truyền

Theo Thạc sĩ Nguyễn Minh Huệ – giảng viên Cao đăng Y học cổ truyền cho biết: Cảm mạo do phong hàn xâm nhập vào Phế, nhân lúc sức bảo vệ của cơ thể kém, làm Phế mất chức năng tuyên thông mà sinh ra bệnh. Nếu cơ thể suy yếu, bệnh nặng hơn và có lây truyền là thể “thời hành cảm mạo”. Biểu hiện lâm sàng là thể phong hàn và phong nhiệt.

2. Các thể lâm sàng

1. Cảm mạo phong hàn

– Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió, sợ lạnh, không có mồ hôi, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, hắt hơi, tiếng nói thô và nặng, ho, họng rát, đau nhức mình mẩy. Rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.

– Bát cương: biểu hàn.

2. Cúm phong nhiệt

– Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mồ hôi nhiều, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, miệng khô, mũi khô, ho có đờm màu vàng đặc, đau nhức mình mẩy, có thể chảy máu cam. Rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

– Bát cương: Biểu nhiệt

3. Phương pháp điều trị

Thể phong hàn: Phát tán phong hàn, tuyên thông phế khí.

Thể phong nhiệt: Phát tán phong nhiệt.

– Chung cho cả 2 thể:

*Thuốc xông:

Bài 1:

Nấu nồi: xông với 3 loại lá

Tác dụng kháng sinh: lá Hành, Tỏi.

Tác dụng hạ sốt: lá Duối, lá Tre, …

Tác dụng sát khuẩn đường hô hấp: lá Chanh, lá Bưởi, á Kinh giới, lá Tía tô, lá Sả, lá Bạc hà,,…

Cách làm: Mỗi loại lá xông lấy khoảng một nắm, rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước, đun to lửa trong 2 – 3 phút đến khi sôi, bắc ra tiến hành xông.Bệnh nhân mặc quần áo mỏng, đặt nồi nước xông trước mặt, chùm kín chăn, cho hơi nước bốc lên khắp người, thỉnh thoảng lại cho đũa vào khuấy lên cho nóng, thời gian 15 – 20 phút. Sau khi xông xong lau khô người, thay quần áo, đắp chăn nằm nơi kín gió. Chú ý người già yếu, trẻ nhỏ không nên dùng phương pháp này.

*Phương pháp đánh gió:

Cách làm: Theo tin tức gừng tươi 1 củ giã nát, 1 lá Trầu không giã nát, cho 50 ml rượu trắng, đem đun thăng hoa, dùng khăn sạch bọc Gừng và lá Trầu không tẩm nước rượu nóng, chà sát lên khắp vùng mặt, gáy, ngực, bụng, tứ chi và dọc 2 sống lưng,. Hoặc dùng 1- 2 quả trứng gà luộc chín, bóc vỏ, cho đồng bạc vào giữa, dùng khăn sạch bọc ngoài, bóp nát quả trứng và đánh khắp toàn thân. Trứng nguội có thể nhúng tiếp vào bát nước nóng rồi tiếp tục đánh, hoặc thay quả trứng luộc khác.

*Cháo giải cảm:

– Lá Tía tô tươi 1 nắm rửa sạch thái nhỏ

– Hành tươi hoặc Hành khô 1 củ, thái thành lát mỏng

– Thêm 1 lòng đỏ trứng gà càng tốt.

Nấu cháo với các thứ trên, ăn nóng rồi đắp chăn cho ra mồ hôi, sau đó lau khô người và thay quần áo.

*Châm cứu:

Các huyệt Phong trì, Phong môn, Hợp cốc,

+ Nhức đầu châm thêm huyệt Thái dương, Bách hội,…

+ Ho thêm huyệt Thái uyên, Xích trạch

+ Ngẹt mũi thêm huyệt Nghinh hương.

+ Nếu có sốt thêm huyệt Khúc trì, Ngoại quan.

Thủ thuật:

+ Thể cảm phong hàn: Ôn châm hoặc cứu

+ Thể cúm phong nhiệt: Châm tả

*Thủ thuật xoa bóp:

– Véo lông mày trừ trong ra ngoài.

– Véo ấn đường 3 lần.

– Day huyệt Thái dương 3-5 lần, miết từ huyệt Thái dương lên huyệt Đầu duy, rồi vòng qua tai, ra sau gáy 3 – 5 lần.

– Vỗ đầu

– Gõ đầu

– Ấn huyệt Bách hội, Phong phủ

– Bóp Phong trì, bóp gáy.

– Bóp vai, vờn vai

– Day huyệt Nghinh hương 3 lần

4. Điều trị dùng thuốc

1. Thể phong hàn

Bài 1: Hương tô tán

Tô tử 80g, Trần bì 40g, Hương phụ 80g, Cam thảo 20g.

Tán thành bột, uống ngày khoảng 12g hoặc sắc uống 1 thang/ngày.


Hương tô tán – bài thuốc trị cảm mạo thể phong hàn

Bài 2: Hành củ tươi 3 – 7 củ, gừng tươi 3 – 5 lát giã nát nấu nước sắc đặc, thêm lượng đường vừa đủ, uống lúc thuốc nóng cho ra mồ hôi.

Bài 3: Ma hoàng thang gia giảm

Ma hoàng 6g, Quế chi 4g,Hạnh nhân 8g, Cam thảo 4g, Cho vào 2 bát nước, bỏ Ma hoàng vào đun trước còn 1 bát, gạt bọt rồi cho 3 vị còn lại vào đun tiếp đến cạn còn 1/2 bát, uống lúc nóng, sau đó đắp chăn cho ra mồ hôi.

2. Thể phong nhiệt

Bài 1: Tang Cúc ẩm

Lá dâu 12g, Bạc hà 4g, Rễ sây 6g, Cúc hoa 8g, Liên kiều 8g, Cát cánh 8g, Hạnh nhân 8g, , Cam thảo 4g

Sắc uống 1 thang/ngày.

Bài 2: Ngân kiều tán

Theo giảng viên Liên thông cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Kim ngân hoa 40g, Cam thảo 20g, Lá tre 24g, Liên kiều 40g, Đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g, Cát cánh 24g, Hoa kinh giới 20g, Bạc hà 24g Tán bột, lấy 24g sắc nước uống. Có thể uống 3 – 4 lần/ngày, tuỳ vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.

XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN