Rutin-C là chế phẩm có tác dụng làm tăng sức bền thành mạch và giảm tính thấm mao mạch. Được dùng hỗ trợ điều trị các hội chứng giãn tĩnh mạch chân như phù, đau, nặng chân hoặc giãn tĩnh mạch trĩ và các chứng chảy máu, xơ cứng mạch máu, ban xuất huyết.
- Probenecid thuốc điều trị gout và những lưu ý khi sử dụng
- Metolazone thuốc lợi tiểu và những lưu ý khi sử dụng
- Cinnarizine thuốc chống say tàu xe và những lưu ý khi sử dụng
Rutin-C làm tăng sức bền thành mạch
1.Rutin-C là thuốc gì
DSCK1.NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Rutin-C là chế phẩm được phối hợp hai thành phần hoạt chất là Rutin và Vitamin C có tác dụng tăng sức bền thành mạch và giảm tính thấm mao mạch.
Rutin là một Flavonoid thuộc nhóm Euflavonoid được chiết xuất từ Nụ hoa hoè, có tác dụng làm bền và giảm tính thấm của mao mạch, tăng độ bền của hồng cầu, làm giảm trương lực cơ và chống co thắt.
Vitamin C là một trong những thành phần chính giúp cơ thể sản xuất ra collagen, một loại protein có vai trò rất quan trọng phát triển các mô liên kết như da, cơ, xương, cấu trúc cơ thể, đặc biệt trong các sụn khớp và các dây chằng. Vitamin C còn là chất làm tăng cường hấp thu sắt vào cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxy hóa – khử, tham gia trong chuyển hóa acid folic, phenylalanin, tyrosin, histamin, sắt, norepinephrin, một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp protein, trong tổng hợp lipid, trong chức năng hệ miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong bảo vệ sự toàn vẹn của mạch máu và trong hô hấp tế bào.
Sự kết hợp Rutin và Vitamin C sẽ làm tăng tác dụng làm bền thành mạch của Rutin tốt hơn so với khi chỉ dùng Rutin riêng lẻ.
Thiếu hụt vitamin C dẫn đến bệnh scorbut, giảm khả năng tổng hợp colagen với biểu hiện là không lành vết thương, khiếm khuyết về cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây nhiều đốm xuất huyết, đám bầm máu, chảy máu dưới da, chảy máu niêm mạc lợi. Vitamin C được sử dụng giúp làm mất hoàn toàn các triệu chứng do thiếu hụt vitamin C.
Dược động học:
Vitamin C (Acid ascorbic)
Vitamin C được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Sau khi uống chế phẩm chứa Vitamin C hoặc cung cấp qua chế độ ăn có sinh khả dụng đạt khoảng 70 – 90% được hấp thu. Ở người bệnh tiêu chảy hoặc có bệnh về dạ dày – ruột thì sự hấp thu Vitamin C ở dạ dày – ruột có thể giảm.
Vitamin C phân bố tốt vào trong hầu hết các mô cơ thể. Nồng độ Vitamin C được phan bố cao trong gan, mô tuyến, bạch cầu, tiểu cầu và thủy tinh thể của mắt. Vitamin C gắn kết với protein trong huyết tương khoảng 25%. Vitamin C phân bố qua được nhau thai và phân bố trong sữa mẹ
Acid ascorbic được chuyển hoa ở gan nhờ quá trình oxy hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một lượng nhỏ Acid ascorbic được chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính và được bài tiết trong nước tiểu.
Acid ascorbic được đào thải qua thận ở ngưỡng khoảng 14 microgam/ml và có thể thay đổi tùy theo cá thể từng người. Khi các mô cơ thể bão hòa Acid ascorbic và nồng độ trong máu vượt quá ngưỡng, Acid ascorbic được đào thải qua thận dưới dạng không biến đổi trong nước tiểu. Khi Acid ascorbic bão hòa ở mô và nồng độ Acid ascorbic trong máu thấp, Acid ascorbic đào thải ít hoặc không đào thải vào nước tiểu. Acid ascorbic có thể được loại bỏ bằng thẩm phân máu.
Rutin
Rutin kém hấp thu ở ruột non, sinh khả dụng vào khoảng 20%, nồng độ đỉnh trong huyết tương thu được 9 giờ sau khi uống. Sau khi hấp thu, Rutin trải qua các phản ứng chuyển hoá như glucuronidation, methylation, sulfation ở trong ruột và gan trước khi đi vào máu và được phân bố tới các mô trong cơ thể.
Trong máu, Rutin liên hợp được vận chuyển bởi albumin và phân bố tới hầu hết các mô trong cơ thể và vượt qua hàng rào máu não vào được cả mô não.
Rutin được chuyển hoá qua gan và thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không biến đổi và chất chuyển hóa của nó được bài tiết vào nước tiểu. Thời gian bán thải của Rutin khoảng 11 – 28 giờ.
2.Dạng thuốc và hàm lượng của Rutin-C
Rutin-C được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc và hàm lượng là
Viên nén bao đường: Chứa 2 hoạt chất là Rutin 50mg và Vitamin C 50mg.
Viên nén bao phim: Chứa 2 hoạt chất là Rutin 50mg và Vitamin C 50mg.
Brand name: Rutin-Vitamin C.
Generic: Rutin + Ascorbic acid (Vitamin C), Rutin-C, Rutin C, Rutin Vitamin C.
3.Rutin-C được dùng cho những trường hợp nào
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân như phù, đau, nặng chân, giãn tĩnh mạch trong bệnh trĩ.
- Hỗ trợ điều trị các hội chứng chảy máu, xơ cứng mạch máu, ban xuất huyết, tăng huyết áp.
- Hỗ trợ làm tăng sức bền thành mạch và giảm tính thấm mạch.
- Hỗ trợ điều trị viêm mao mạch.
Suy giãn tĩnh mạch chân gây đau nhức và viêm tắc tĩnh mạch
4.Cách dùng – Liều lượng của Rutin-C
Cách dùng:Sử dụng thuốc Rutin-C được dùng đường uống sau bữa ăn.
Liều dùng:
Người lớn: Liều thường dùng là 1 – 2 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày. Uống thuốc liên tục trong 1 tháng. Khi cần có thể nhắc lại tuỳ theo tình trạng đáp ứng của người bệnh.
Trẻ em: Liều thường dùng là 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Tóm lại, Tuy thuộc vào mức độ tình trạng bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về liều dùng cụ thể, cách dùng thuốc và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
5.Cách xử lý nếu quên liều dùng Rutin-C
Nếu người bệnh quên một liều Rutin-C nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch điều trị.
6.Cách xử lý khi dùng quá liều dùng Rutin-C
Hiện nay, chưa có dữ liệu lâm sàng về người bệnh dùng quá liều Rutin-C có biểu hiện triệu chứng quan trọng. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi điều trị triệu chứng. Có thể làm giảm sự hấp thu thuốc ở đường tiêu hóa bằng than hoạt tính và rửa dày dày để loại thuốc ra khỏi đường hoá.
7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng chế phẩm Rutin-C
1.Rutin-C không được dùng cho những trương hợp sau:
Người có tiền sử mẫn cảm với Rutin-C hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
2.Thận trọng khi sử dụng Rutin-C cho những trường hợp sau:
- Thận trọng khi dùng Rutin-C chung với các thuốc khác có chứa Vitamin C.
- Lưu ý khi sử dụng quá mức và kéo dài Rutin-C và các chế phẩm chứa Vitamin C uống, Vitamin C có thể gây nên sự ăn mòn men răng.
- Lưu ý khi dùng Rutin-C ở người bệnh chuẩn bị làm xét nghiêm glucose, vì Vitamin C có thể làm sai lệch các kết quả xét nghiệm glucose trong nước tiểu.
- Lưu ý khi dùng Rutin-C ở trẻ sở sinh, vì Vitamin C có thể gây tan máu ở trẻ sơ sinh bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).
- Lưu ý thận trọng khi dùng Rutin-C ở người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu, và rối loạn chuyển hóa oxalat, vì Vitamin C có thể gây tăng nguy cơ sỏi thận.
- Lưu ý thận trọng khi dùng Rutin-C ở người bệnh thalassemia, vì Vitamin C tăng nguy cơ hấp thu sắt.
- Lưu ý thận trọng khi dùng Rutin-C ở có tiền sử viêm loét dạ dày, Vitamin C có thể gây kích ứng dạ dày, làm nằng thêm tình trạng viêm loét dạ dày, không dùng thuốc vào lúc đói và buổi tối.
- Lưu ý với phụ nữ có thai, Vitamin C có phân bố qua được nhau thai, tuy nhiên chưa có dữ liệu lâm sàng nào về tác dụng có hại của Rutin-C cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Khuyến cáo thận trọng khi sử dụng Rutin-C trong thời kỳ mang thai.
- Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Vitamin C có bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ nhất định, tuy nhiên chưa tác động có hại của thuốc Rutin-C đối với trẻ đang bú mẹ chưa được xác định. Khuyến cáo thận trọng khi sử dụng thuốc Rutin-C trên người mẹ đang cho con bú.
- Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Rutin-C có thể gây ra tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
8.Rutin-C gây ra tác dụng phụ nào
- Thường gặp: Tăng oxalat niệu.
- Ít gặp: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng, co thắt cơ bụng, đầy bụng, tiêu chảy, xỉu, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đỏ bừng, suy tim, thiếu máu huyết tán, đau cạnh sườn.
- Tần suất không xác định: Đỏ da, ban da, nhìn mờ, đau dạ dày, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, thay đổi nhịp tim, tăng áp suất động mạch, tăng bạch cầu, tụ dịch đầu gối, cứng cơ, tăng xuất huyết ở người thiếu men G6PD.
Tóm lại, Trong quá trình điều trị bằng thuốc Rutin-C, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Rutin-C, cần tham khảo ý kiến hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.
Rutin-C gây tác dụng phụ đau bụng
9.Rutin-C tương tác với các thuốc nào
Aspirin: Dùng đồng thời với Rutin-C sẽ làm tăng bài tiết Vitamin C và giảm bài tiết Aspirin trong nước tiểu.
Vitamin B12: Dùng đồng thời với Rutin-C, nếu dùng Vitamin C liều cao có thể phá hủy Vitamin B12.
Fluphenazin: Kết hợp với Rutin-C, Vitamin C sẽ dẫn đến làm giảm nồng độ Fluphenazin trong huyết tương.
Sắt: Dùng đồng thời tỷ lệ trên 200 mg vitamin C với 30 mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày – ruột.
Selen: Kết hợp với Rutin-C, Vitamin C có thể làm giảm hấp thu Selen.
Sự bài tiết thuốc khác: Dùng đồng thời Rutin-C với các thuốc khác, Vitamin C làm acid hóa nước tiểu, dẫn đến làm thay đổi sự bài tiết của các thuốc khác.
Xét nghiệm: Dùng đồng thời với Rutin-C trong khi làm xét nghiệm, Vitamin C sẽ ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxy hóa-khử.
Nhôm hydroxid, Amphetamin: Dùng đồng thời với Rutin-C, Vitamin C có thể làm tăng tác dụng của Nhôm hydroxid, và làm giảm tác dụng của Amphetamin.
Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nặng hơn. Người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng và thông báo cho bác sỹ kê dơn biết những loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc dược liệu hay thực phẩm có nguy cơ, giúp bác sĩ kê đơn thuốc hợp lý và đạt hiệu quả trong điều trị.
10.Bảo quản Rutin-C như thế nào
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược: Rutin-C được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo:
- Drugs.com:https://www.drugs.com/drug-interactions/rutin-with-vitamin-c.html.
- Mims.com: https://www.mims.com/vietnam/drug/search?q=Rutin-C
XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN