Search
Thứ Hai 7 Tháng Mười 2024
  • :
  • :

Metolazone thuốc lợi tiểu và những lưu ý khi sử dụng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Metolazone là thuốc lợi tiểu giúp tăng thải lượng nước tiểu, hỗ trợ giải phóng lượng nước dư ra khỏi cơ thể, giúp làm giảm các tình trạng phù trong bệnh lý thận, phù trong suy tim sung huyết.

Metolazone là thuốc lợi tiểu

1.Metolazone là thuốc

DSCK1.NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Metolazone là thuốc lợi tiểu thiazide thuộc nhóm quinazoline, có tác dụng làm lượng nước tiểu, giải phóng lượng nước dư thừa của cơ thể, tăng bài tiết các ion photphat và magie và tăng bài tiết natri theo phân đoạn ở những người bệnh có mức lọc cầu thận bị tổn thương nghiêm trọng.

Metolazone được sử dụng để điều trị tăng huyết áp, giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các vấn đề về thận. Metolazone cũng giúp làm giảm các tình trạng phù trong bệnh lý thận, phù trong suy tim sung huyết, giúp cải thiện các triệu chứng như khó thở.

Metolazone chủ yếu ức chế tái hấp thu ion natri ở ống lượn, các ion natri và ion clorid được bài tiết với lượng tương đương. Việc cung cấp nhiều ion natri đến vị trí trao đổi ở ống lượn xa dẫn đến tăng thải kali.

Dược động học:

Metolazone được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, tốc độ và mức độ hấp thu phụ thuộc vào công thức của thuốc. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong máu đạt được trong vòng 2 đến 4 giờ sau khi uống.

Metolazone được phân bố tốt đến các mô, tổ chức, phân bố qua được hàng rào nhau thai, trong máu cuống rốn và phân phối vào sữa mẹ. Metolazone liên kết với hồng cầu khoảng 50-70%, liên kết với protein huyết tương khoảng 33%. Thuốc ở dạng tự do trong tuần hoàn khoảng 2-5%.

Metolazone không được chuyển hóa đáng kể qua gan. Metolazone thải trừ chủ yếu qua nước tiểu khoảng 70–95% qua lọc cầu thận dưới dạng thuốc không thay đổi, phần còn lại của thuốc được thải trừ theo đường phi thượng thận, chủ yếu trong mật và qua chu trình gan ruột.

2.Dạng thuốc và hàm lượng của Metolazone

Metolazone được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là

Viên nén 2,5mg, 5mg, 10mg.

Brand name:

Generic: Mykrox, Metolazone tablets IP, Zarozolyn, Metxone, Merozolyn, Demafight, Metalonix 5.

3.Thuốc Metolazone được dùng cho những trường hợp nào

  • Điều trị phù trong bệnh suy tim sung huyết.
  • Điều trị phù trong bệnh thận bao gồm hội chứng thận hư và các trạng thái suy giảm chức năng thận.
  • Điều trị phù khi mang thai.
  • Điều trị tăng huyết áp. Dùng đơn trị hoặc kết hợp với các nhóm thuốc hạ huyết áp khác.

Suy tim sung huyết gây mệt mỏi, phù chân

4.Cách dùng – Liều lượng của Metolazone

Cách dùngSử dụng thuốc Metolazone dạng viên được dùng sau bửa ăn và nên uống thuốc ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ. Vì nếu dùng thuốc quá sát giờ đi ngủ, người bệnh có thể sẽ phải thức dậy để đi tiểu vào buổi tối.

Liều dùng:

Người lớn:

Điều trị phù trong suy tim, phù trong bệnh thận: Liều khởi đầu từ 5 – 20 mg/lần/ngày. Theo dõi chỉnh liều ở người bệnh bị khó thở kịch phát về đêm có thể dùng liều lượng lớn hơn để đảm bảo bài niệu và bài tiết nước bọt trong suốt 24 giờ. Liều tối đa là 20 mg/lần/ngày.

Điều trị tăng huyết áp: Liều khởi đầu từ 1,25 – 2,5 mg/1 lần/ngày. Liều duy trì 2,5 – 5 mg/lần/ngày, nên sử dụng liều thấp nhất cần thiết để duy trì đáp ứng điều trị mong muốn. Theo dõi và hiệu chỉnh liều để đáp ứng điều trị. Liều tối đa là 5 mg/ngày.

Trẻ em:

Phù do suy tim, phù do bệnh thận: Uống liều 0,05 – 0,1 mg/kg/lần/ngày. Không nên sử dụng trong thời gian kéo dài cho trẻ em.

Tóm lại, Liều dùng trên mang tính chất tham khảo, tuỳ thuộc mức độ tình trạng của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Metolazone

Nếu người bệnh quên một liều Metolazone nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng thời điểm đã lên kế hoạch.

6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Metolazone

Người bệnh dùng quá liều Metolazone thường có triệu chứng lâm sàng như hạ rối loạn tiêu hóa, huyết áp thế đứng, chóng mặt, buồn ngủ, ngất, bất thường điện giải, rối loạn nồng độ huyết động, thay đổi huyết động do suy giảm thể tích huyết tương, suy giảm chức năng hô hấp. Ở liều cao, gây hôn mê ở các mức độ khác nhau có thể tiến triển đến hôn mê trong vòng vài giờ.

Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc ngay và đưa đến bệnh viện gần nhất để điều trị triệu chứng. Hút loại thuốc ra khỏi đường hoá bằng biện pháp thích hợp. Đồng thời theo dõi chặc chẻ cân bằng điện giải, huyết áp, chức năng hô hấp, chức năng tim mạch và thận.

7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Metolazone

1.Thuốc Metolazone không được dùng cho những trương hợp sau:

  1. Người có tiền sử mẫn cảm với Metolazone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  2. Người bệnh vô niệu.
  3. Người bệnh hôn mê gan hoặc tiền sản.

2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Metolazone cho những trường hợp sau:

  • Metolazone gây hạ natri máu khởi phát nhanh và / hoặc Hạ kali máu. Lưu ý ở người bệnh có các dấu hiệu của sự mất cân bằng điện giải như khô miệng, khát nước, suy nhược, hôn mê, buồn ngủ, bồn chồn, lú lẫn, co giật, thiểu niệu, đau cơ hoặc chuột rút, mệt mỏi cơ bắp, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, buồn nôn và nôn mửa. Cần theo dõi và kiểm tra nồng độ các chất điện giải kali, natri, clorua và bicarbonat trong huyết tương.
  • Lưu ý Metolazone gây hạ huyết áp thế đứng khi sử dụng đồng thời với một số loại thuốc cần đặc biệt thận trọng như Furosemide, các thuốc hạ huyết áp khác, các muối lithium.
  • Lưu ý khi sử dụng Metolazone có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu và có thể gây tăng đường huyết và đường niệu ở người bệnh đái tháo đường hoặc đái tháo đường tiềm ẩn.
  • Lưu ý Metolazone gây tăng ure huyết, ngừng thuốc nếu tình trạng tăng ure huyết và thiểu niệu trở nên trầm trọng hơn trong quá trình điều trị ở bệnh nhân bị bệnh thận nặng.
  • Lưu ý khi sử dụng Metolazone ở người bệnh bị dị ứng với các thuốc có nguồn gốc sulfonamide, thiazide hoặc quinethazone. Vì thuốc gây mẫn cảm chéo có thể xảy ra khi sử dụng cho những người bệnh này.
  • Lưu ý khi sử dụng Metolazone lâu dài làm tăng nồng độ acid uric trong máu và đôi khi làm xuất hiện các cơn gout. Tránh hoặc sử dụng thận trọng cho bệnh nhân có tiền sử bệnh gout trừ khi người bệnh đang điều trị hạ acid uric.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai, Metolazone qua được hàng rào nhau thai, có thể gây sảy thai. Khuyến cáo không sử dụng Metolazone trong thời kỳ mang thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Dùng Metolazone có bài tiết vào sừa mẹ, xảy ra phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ khi dùng Metolazone. Khuyến cáo không dùng thuốc Metolazone ở người mẹ đang cho con bú.
  • Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Metolazone có thể gây ra tác dụng không mong muốn như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ.

8.Thuốc Metolazone gây ra tác dụng phụ nào

  1. Thường gặp: Buồn nôn, đau dạ dày, chán ăn, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt, cảm giác quay cuồng, buồn ngủ, mệt mỏi, tâm trạng chán nản, đau cơ hoặc khớp, cảm giác tê hoặc ngứa ran.
  2. Ít gặp: Ngứa, phát ban, khô da, ho, chảy máu cam, ngứa mắt, nghẹt xoang, đau họng, ù tai, chân tay lạnh, phù nề, hạ huyết áp thế đứng, đánh trống ngực, lo lắng, trầm cảm, khô miệng, bất lực, căng thẳng, bệnh thần kinh, suy nhược, cảm giác “kỳ lạ”, tiểu đêm.
  3. Hiếm gặp: Viêm da, nhạy cảm với ánh sáng, mày đay, ngứa, phát ban trên da, suy giảm thể tích quá mức, cô đặc huyết khối, huyết khối tĩnh mạch, ngất, dị cảm, buồn ngủ, bồn chồn, viêm gan, vàng da ứ mật trong gan, viêm tụy, thiếu máu bất sản (giảm sản), mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, cơn gút cấp tính, hội chứng Stevens-Johnson, viêm mạch hoại tử (viêm mạch da), hoại tử da, ban xuất huyết, chấm xuất huyết, hạ kali máu, hạ natri máu, tăng acid uric máu, giảm clo huyết, kiềm giảm clo máu, tăng đường huyết.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Metolazone, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Metolazone, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

Metolazone gây tác dụng phụ hạ huyết áp thế đứng

9.Thuốc Metolazone tương tác với các thuốc nào

Thuốc hạ huyết áp: Khi kết hợp chung với Metolazone sẽ làm tăng tác dụng hạ huyết áp thế đứng.

Barbiturat: Khi kết hợp với Metolazone dẫn đến tang tác dụng hạ huyết áp thế đứng.

Glycosides tim: Khi kết hợp với Metolazone gây hạ kali máu, dẫn đến làm tăng nhạy cảm của cơ tim với digitalis và gây loạn nhịp tim nghiêm trọng.

Corticosteroid, corticotropin (hormone vỏ thượng thận, ACTH): Khi kết hợp với Metolazone làm tăng nguy cơ hạ kali máu, tang giữ muối và nước.

Thuốc lợi tiểu quai Furosemide: Kết hợp đồng thời với Metolazone có thể gây ra tình trạng cạn kiệt chất lỏng và điện giải quá mức hoặc kéo dài.

Thuốc chống đông máu: Metolazone có thể ảnh hưởng đến đáp ứng giảm prothrombin huyết với thuốc chống đông máu khi được dùng chung.

Thuốc chống đái tháo đường (insulin, sulfonylurea): Metolazone có thể làm tăng nồng độ đường huyết trong máu và tăng đường niệu ở người bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường tiềm ẩn khi được dùng đồng thời.

Lithium: Kết hợp đồng thời với Metolazone làm giảm thanh thải lithi ở thận, tăng nồng độ lithi huyết thanh và nguy cơ ngộ độc lithi.

Methenamine: Tác dụng kiềm hóa nước tiểu của Metolazone có thể làm giảm hiệu quả của Methenamine khi được kết hợp đồng thời với Metolazone.

Các chất ngăn chặn thần kinh cơ như Tubocurarine: Hạ kali máu do lợi tiểu có thể tăng cường tác dụng ngăn chặn thần kinh cơ của thuốc Tubocurarine, gây ức chế hô hấp dẫn đến ngưng thở.

NSAID và salicylate: Kết hợp đồng thời với Metolazone có thể làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Metolazone.

Thuốc phiện: Tác dụng hạ huyết áp của thuốc phiện có thể được tăng cường khi kết hợp với Metolazone, nguy cơ gây hạ huyết áp thế đứng khi được kết hợp đồng thời với Metolazone.

Norepinephrine: Khả năng đáp ứng của động mạch giảm với Norepinephrine khi kết hợp với Metolazone.

Vitamin D: Kết hợp đồng thời với Metolazone có thể làm tăng nguy cơ tăng calci huyết.

Rượu: Làm tăng tác dụng hạ huyết áp thế đứng của Metolazone khi được dùng đồng thời.

Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ độc tính nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên đọc hướng dẫn sử dụng thuốc và thông báo những loại thuốc đang dùng có nguy cơ để sử dụng thuốc hợp lý và đạt hiệu quả.

10.Bảo quản Metolazone như thế nào

Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược: Metolazone được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

Tài liệu tham khảo:

  1. Drugs.com: https://www.drugs.com/mtm/metolazone.html
  2. Mims.com: https://www.mims.com/vietnam/drug/search?q=Metolazone

XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN