Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Những lưu ý khi sử dụng nhóm kháng sinh Quinolon

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 4,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Kháng sinh nhóm fluoroquinolon có phổ kháng khuẩn rộng được dùng điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác nhau, vì thế người bệnh cần nắm được thông tin về nhóm thuốc này để có cách sử dụng hợp lý.

Những lưu ý khi sử dụng nhóm kháng sinh Quinolon

Hiện nay các kháng sinh quinolon dùng đường toàn thân có mặt trên thị trường như ciprofloxacin, levofloxacin, moxifloxacin… Theo đó, nếu người bệnh sử dụng thuốc không đúng theo sự chỉ dẫn có thể gây ra một số phản ứng có hại đặc trưng như: viêm gân, đứt gân, bệnh thần kinh ngoại biên, rối loạn đường huyết khiến FDA yêu cầu thay đổi nhãn sản phẩm của quinolon. Sau đây là một vài phản ứng có hại và cách xử lý khi sử dụng nhóm kháng sinh này.

Sốc phản vệ

Sốc phản vệ có thể xuất hiện ngay liều đầu tiên, đây là nhóm thuốc gây sốc phản vệ với tần suất cao chỉ sau nhóm beta-lactam, tần suất khoảng 0.1-0.3 trên 10.000 trường hợp. Hiện tượng sốc phản vệ hay gặp ở những người có tiền sử sốc phản vệ, trong nhóm quinolon thì moxifloxacin có nguy cơ gây sốc phản vệ cao hơn so với ciprofloxacin hoặc levofloxacin. Khi gặp tình huống này cần ngưng điều trị ngay lập tức (kể cả hiện tượng phát ban trên da) và tiến hành các biện pháp cấp cứu, hồi sức nếu cần thiết.

Tác động lên thần kinh trung ương

Theo các Dược sĩ tư vấn giảng viên Cao đẳng Dược khi sử dụng nhóm thuốc kháng sinh Quinolon có thể xuất hiện các triệu chứng phổ biến như: chóng mặt, buồn ngủ, ảo giác, đau đầu, mất ngủ, co giật, giảm sự chú ý, kích động, lú lẫn, căng thẳng, suy giảm trí nhớ, hôn mê… tần xuất rơi vào khoảng 1-3% số bệnh nhân sử dụng quinolon. Hay gặp ở những bệnh nhân mất cân bằng điện giải, suy giảm chức năng thận, người cao tuổi, bệnh nhân đang sử dụng nhóm thuốc NSAID…  Cách xử lý: sử dụng thận trọng trên những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao theo dõi các chỉ số hóa sinh, ngưng điều trị nếu phát hiện ra các dấu hiệu trên thần kinh trung ương.

Sử dụng nhóm thước kháng sinh Quinolon có thể gây ra các tác dụng phụ

Gây hội chứng song thị

Hiện tượng này có thể xảy ra ở liều bình thường trong khoảng 10 ngày kể từ khi dùng thuốc, thường liên quan đến các biểu hiện viêm gân hoặc đứt gân. Hay xảy ra khi dùng thuốc ciprofloxacin. Cách xử lý: Ngưng dùng thuốc để hồi phục chức năng của mắt.

Gây độc tính trên gan

Phản ứng có hại trên gan thường khởi phát muộn, ban đầu các hiện tượng có thể nhẹ, khoáng qua, tăng men gan (chiếm 1-3%). Sau đó có thể dẫn đến suy gan cấp thậm chí ghi nhận trường hợp tử vong. Hầu hết các độc tính tên gan thường ghi nhận ở bệnh nhân trong khoảng 55 đến 65 tuổi. Levofloxacin và moxifloxacin có nguy cơ gây tổn thương gan cao hơn ciprofloxacin. Khi bệnh nhân có các triệu chứng như viêm gan, chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng sẫm màu, ấn bụng thấy đau… thì cần ngưng sử dụng thuốc và kiểm tra lại chức năng gan để có phương pháp điều trị khôi phục chức năng gan kịp thời.

Gây rối loạn đường huyết

Nhóm kháng sinh quinolon gây rối đường huyết, vừa gây tăng đường huyết vừa gây hạ đường huyết, hạ đường huyết nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê (cơ chế liên quan đến tác động của quinolon lên sự vận chuyển glucose). Cơ chế tăng đường huyết chưa rõ ràng có thể liên quan đến nồng độ quinolon trong máu cao. Những yếu tố gây hạ đường huyết như: tuổi cao, tăng nồng độ creatinin huyết thanh, giảm albumin, bệnh gan, suy tim, ung thư, nhiễm khuẩn máu, có tiền sử hạ đường huyết và đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường. Yếu tố làm tăng nguy cơ đái tháo đường như: tuổi cao, chế độ ăn nhiều carbonhydrat, căng thẳng, sử dụng corticoid, giảm tiết insulin… trong trường hợp này cần theo dõi đường huyết ở bệnh nhân đang điều trị quinolon cùng các thuốc hạ đường huyết khác như (insulin, sulfonylurea…) nhưng thuốc nếu bệnh nhân hạ đường huyết nghiêm trọng.

Tác động lên thần kinh ngoại biên

Triệu chứng điển hình như: ngứa, tê, yếu, thay đổi cảm giác đối với những va chạm nhẹ, nhiệt… tình trạng có thể kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm hoặc vĩnh viễn. Khi xuất hiện những triệu chứng trên cần ngừng quinolon ngay lập tức và thay thế nhóm kháng sinh khác an toàn hơn.

Khi sử dụng thuốc Quinolon cần có sự tư vấn của Dược sĩ, bác sĩ có chuyên môn

Ngoài các triệu chứng trên thì khi sử dụng nhóm thuốc kháng sinh Quinolon có thể gây đứt gân hoặc viêm gân do làm tổn thương collagen, đứt gân hay xảy ra ở vị trí gót Achilles với tỉ lệ 0.12-0.4%.  Hiện tượng này hay gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi, đang dùng corticoid, người ghép tim, thận, người suy thận, lọc máu, đái tháo đường, gút, cường tuyến cận giáp, bệnh mạch máu ngoại biên, thấp khớp. Tác dụng này phụ thuộc vào liều, hay gặp nhiều ở thuốc levofloxacin. Xử lý: cần chỉnh liều phù hợp trên bệnh nhân suy thận, ngưng sử dụng quinolon khi có dấu hiệu đau và sưng gân, tránh tập thể dục trong giai đoạn bị bệnh, không nên sử dụng lại quinolon ở những bệnh nhân từng mắc bệnh về gân do sử dụng quinolon trước đó.

Hiện nay nhóm thuốc kháng sinh Quinolon có mặt hầu hết ở các nhà thuốc GDP, các siêu thị thuốc,… tuy nhiên để tránh được những hậu quả cũng như những biến chứng không mong muốn thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để nhờ sự tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng bừa bãi.

Nguồn: duocsi.edu.vn