Search
Thứ Bảy 7 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Cảm lạnh và những điều cần biết để phòng tránh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch bệnh. Một trong những bệnh lý hay gặp là cảm lạnh, vậy nguyên nhân cũng như biện pháp để phòng tránh cảm lạnh là gì?

Hãy cũng trao đổi với giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để được giải đáp rõ về vấn đề trên:

Thời điểm giao mùa là lúc các bệnh cảm lạnh và dễ truyền nhiễm dễ mắc

Thời điểm giao mùa là lúc các bệnh cảm lạnh và dễ truyền nhiễm dễ mắc

Hỏi: Thưa giảng viên, hiện nay thời tiết đang giao mùa rất nhiều người bị cảm lanh. Vậy chuyên gia có thể cho độc giả hiểu rõ hơn thế nào là cảm lạnh?

Trả lời: Cảm lạnh là một bệnh thông thường do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Các chủng Rhinovirus là nguyên nhân thường gặp nhất. Cảm lạnh chủ yếu ảnh hưởng tới mũi, họng (viêm họng), và các xoang (viêm xoang). Các triệu chứng này là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với virus chứ không phải do virus gây ra. Cách phòng chống chủ yếu là rửa tay sạch sẽ và tránh nói chuyện trực tiếp với người mắc bệnh.

Hỏi: Nguyên nhân nào gây cảm lạnh thưa giảng viên?

Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra cảm lạnh có thể kể đến như virus Rhinovirus chiếm tới 30-80% ngoài ra coronavirus(10-15%), human parainfluenza viruses, human respiratory syncytial virus, adenoviruses, chúng thường gặp hơn so với hơn 200 chủng loại gây nên cảm lạnh. Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quân trọng trong việc hạn chế lây lan virus. Những người có hệ miễn dich kém có khả năng mắc bệnh rất cao. Thiếu ngủ và suy dinh dưỡng là nguy cơ gây nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với rhinovirus, bởi vì thiếu ngủ và suy dinh dưỡng liên hệ trực tiếp với hệ thống miên dịch yếu kém.

Khi bị cảm lạnh chúng ta nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?

Khi bị cảm lạnh chúng ta nên làm gì để nhanh khỏi bệnh?

Hỏi: Khi bị cảm lạnh bệnh nhân thường có những triệu chứng gì thưa chuyên gia?

Trả lời: Sau khi nhiễm phải virus 24-48 tiếng sau thường biểu hiện các triệu chứng sau: Sốt, ho, khởi đầu là ho khan, sau 1-3 ngày có thể ho có đờm. Sổ mũi, nghẹt mũi: dịch xuất tiết lúc đầu trong, loãng nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch có thể trở nên đục, xanh hoặc vàng. Đau đầu. Bên cạnh đó còn có biểu hiện của việc chán ăn do thay đổi khẩu vị, do nghẹt mũi nên khó khăn trong ăn uống, trẻ bị cúm thường sợ mùi thức ăn, buồn nôn, nôn. Đau rát cổ họng, cảm giác khô, nuốt đau, nổi hạch vùng cổ. Trẻ nhỏ thì quấy khóc, bứt rứt, khó ngủ. Ngoài ra, có thể gặp chóng mặt, buồn nôn, nôn, tiêu phân lỏng đôi khi gặp. Các dấu hiệu viêm kết mạc, sưng phù mí mắt, đỏ mắt, có gỉ mắt… là dấu hiệu có thể gặp trong cảm lạnh thông thường. Phát ban cũng có thể gặp trong một số trường hợp, nếu có thường xuất hiện sau sốt 2-3 ngày. Lúc này việc sử dụng thuốc lúc này được coi là việc cần thiết

Hỏi: Giảng viên có thể cho độc giả lời khuyên để phòng tránh cảm lạnh?

Trả lời: Theo kiến thức y dược để phòng chống cảm lạnh chúng ta cần rửa tay trước, sau khi ăn và đi vệ sinh. Khử trùng vật dụng trong nhà, đặc biệt các vật dụng, đồ chơi của trẻ em. Không dùng chung ly uống hoặc đồ dùng với các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng ly riêng hoặc cốc dùng một lần khi bạn hoặc ai đó bị bệnh. Tránh tiếp xúc gần gũi với những người bị cảm lạnh. Cho bé đi nhà trẻ mẫu giáo thường xuyên có vệ sinh và khử trùng định kỳ. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn phòng tránh cảm lạnh. Thực hiện đầy đủ và vệ sinh cơ thể sạch sẽ chúng ta sẽ phòng tránh được bệnh cảm lạnh.

Nguồn: duocsi.edu.vn