Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Chuyên gia chia sẻ và hướng dẫn cách xử trí ngộ độc Digitalis

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Digitalis là một nhóm thuốc từ dược liệu có công dụng đặc biệt trên tim, giúp điều trị suy tim và rất dễ gây ngộ độc, dưới đây là những chia sẻ và cách xử trí khi bị ngộ độc Digitalis như sau.

Chuyên gia chia sẻ và hướng dẫn cách xử trí ngộ độc Digitalis

Chuyên gia chia sẻ và hướng dẫn cách xử trí ngộ độc Digitalis

Cần dùng glycosid trợ tim (digitalis) khi nào?

Theo các chuyên gia tại Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Glycosid tim thường được dùng trong các trường hợp suy tim cấp tính hoặc suy tim ứ trệ tuần hoàn. Tuy nhiên, digitalis phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch và phải được theo dõi chặt chẽ vì ngoài những tác dụng có lợi trên tim mạch, thuốc còn có rất nhiều tác dụng phụ khác và đặc biệt liều điều trị của thuốc và liều gây ngộ độc thuốc cũng rất gần nhau.

Tuy nhiên, thuốc có tác dụng khá rộng rãi trên tim mạch, nên nó vẫn là được dùng trong điều trị suy tim ứ huyết, đặc biệt các bệnh nhân suy tim có kèm theo rung nhĩ. Do được sử dụng rộng rãi mà đã có rất nhiều bệnh nhân không tuân thủ chặt chẽ chế độ theo dõi và điều trị dẫn đến ngộ độc digitalis rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa nghiêm trọng tính mạng của người bệnh. Triệu chứng nguy hiểm và thường gặp nhất của ngộ độc digitalis là rối loạn nhịp tim.

Những triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc digitalis thế nào?

Biểu hiện sớm nhất của ngộ độc digitalis là:

  • Có những dấu hiệu về tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn; đầy bụng.
  • Các dấu hiệu về thị giác như nhìn thấy quầng sáng bất thường, giảm thị lực và nhìn vật thể thấy to ra hoặc nhỏ lại.
  • Các triệu chứng về thần kinh: chủ yếu là đau đầu, chóng mặt và thao thức mất ngủ. Đặc biệt các rối loạn về tim mạch như tình trạng loạn nhịp hay gặp trong ngộ độc digitalis bao gồm: ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, cuồng thất, xoắn đỉnh hay rung thất, nhịp chậm xoang hay tắc nghẽn xoang nhĩ, tắc nghẽn đường dẫn truyền nhĩ – thất ở các độ khác nhau…

Tuyển sinh Cao đẳng Dược chính quy chỉ cần tốt nghiệp THPT

Tuyển sinh Cao đẳng Dược chính quy chỉ cần tốt nghiệp THPT

Điều trị ngộ độc digitalis cần lưu ý những gì ?

Khi gặp ngộ độc digitalis, chúng ta cần phải:

  • Ngừng ngay digitalis và ngừng ngay các thuốc lợi tiểu nếu có dùng kèm theo và điều chỉnh các rối loạn điện giải: bù K+, Mg++. Tùy mức độ thiếu hụt K+ của bệnh nhân mà có thể sử dụng đường uống 4 – 6g/ngày hay đường tiêm tĩnh mạch 40mg trong 500ml dextrose 5% trong 1 – 2 giờ.
  • Khi điều trị phải theo dõi điện tim liên tục và kiểm tra điện giải để tránh tình trạng thừa kali, vì thừa kali cũng gây nên các rối loạn nhịp tim rất nguy hiểm.
  • Trong các trường hợp loạn nhịp chậm hoặc tắc nghẽn đường dẫn truyền nhĩ thất, chúng ta có thể dùng các thuốc kích thích làm cho tim đập nhanh như atropin hoặc isupren đường tĩnh mạch. Trường hợp rối loạn nhịp thất như ngoại tâm thu thất thành chùm, nhịp nhanh thất: dùng lidocain vì thuốc không ảnh hưởng đến sức bóp cũng như tính dẫn truyền của cơ tim.

Chúng ta có thể dự phòng loạn nhịp do ngộ độc digitalis không ?

Chúng ta nên chọn loại digitalis có tác dụng nhanh và thải trừ nhanh. Tuyệt đối không dùng digitalis cho các bệnh nhân có tiền sử sử dụng digitalis không rõ ràng. Ngoài ra, nếu dùng thì chúng ta nên dùng liều thấp hơn ở các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trong 24 giờ, bệnh phổi cấp hoặc mạn, urê máu cao. Nếu digitalis không thể giúp làm chậm nhịp thất ở bệnh nhân rung nhĩ thì chúng ta có thể dùng thêm propranolol mà không nên tăng liều digitalis. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải được theo dõi rất chặt chẽ khi phối hợp thuốc điều trị loạn nhịp.

Nhìn chung, digitalis là nhóm thuốc tác dụng trên tim mạch, có nguồn gốc từ dược liệu. Nó giúp điều hòa nhịp tim. Tuy nhiên, khi sử dụng mọi người cần lưu ý tác dụng phụ, nhất là khả năng gây ngộ độc, vì liều điều trị và liều độc gần bằng nhau.

Nguồn: Dược sĩ