Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Những điều nên biết về bệnh mòn cổ chân răng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Ngoài sâu răng hay viêm lợi thì mòn cổ chân răng cũng là một bệnh phổ biến. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng lại làm mất thẩm mỹ cũng như lâu dần sẽ bị hỏng răng.

Mòn ổ chân răng, một căn bệnh phổ biến ở nhiều người

Mòn ổ chân răng, một căn bệnh phổ biến ở nhiều người

Tìm hiểu bệnh mòn cổ chân răng

Mòn răng cơ học và mòn răng hóa học là hai loại tổn thương, trong đó men răng sẽ bị bào mòn và gây ra tổn thương mô răng. Mòn răng cơ học gây ra bởi sự cọ xát răng. Chải răng quá mạnh là nguyên nhân phổ biến gây nên mòn răng cơ học như việc dùng tăm xỉa răng không đúng cách.

Mòn răng hóa học là do những chất hóa học, thông thường axit có trong nước ép cam, chanh, nước khoáng, nước ngọt có gaz hoặc các loại thức ăn khác. Ngoài ra, chứng trào ngược dịch vị dạ dày lên miệng cũng có thể gây nên sự mòn răng. Bên cạnh đó, các loại thuốc nào có pH axit như viên vitamin C nhai, viên aspirin nhai cũng có thể gây mòn răng khi tiếp xúc thường xuyên với bề mặt răng.

Triệu chứng bệnh mòn cổ chân răng

Trong kiến thức Y dược đã nêu rõ, mòn răng cơ học có thể gây ra những rãnh khuyết hình chữ V ở 1/3 cổ răng, gần đường viền nướu. Nó cũng có thế xảy ra với mặt nhai của răng. Khi tình trạng này, diễn tiến xấu hơn nếu ngà răng bên trong men răng bị lộ ra. Ngà răng có vai trò bảo vệ cấu trúc bên trong của răng; tủy răng, chứa thần kinh và mạch máu, nếu sự mòn răng này không được điều trị sẽ dẫn đến áp xe và mất răng. Nói chung, cả mòn răng cơ học và mòn răng hóa học đều ảnh hưởng đến bề ngoài của răng.

Cũng theo dược sĩ tư vấn, điều trị mòn cổ chân răng không hề khó. Nếu mòn nhẹ, không cần làm gì, chỉ cần tư vấn cho bệnh nhân sử dụng kem đánh răng và bàn chải chống ê buốt cũng như cách chải răng không gây sang chấn cơ học. Khi răng đã tổn thương bị mất đi mô cứng cần hàn phục hồi.

Khi răng bị mòn quá nhiều không thể hàn phục hồi, cần phải dùng đến phương pháp bọc răng, trục sứ khôi phục lại thân răng hay nặng hơn là sử dụng thuốc. Tóm lại tuỳ vào tình trạng bệnh cũng như mức độ mất mô cứng của răng để đưa ra những phương pháp hợp lý.

Mòn ổ chân răng để lâu sẽ gây ra hãy răng và một số bệnh lý khác về răng miệng

Mòn ổ chân răng để lâu sẽ gây ra gãy răng và một số bệnh lý khác về răng miệng

Nếu mòn răng không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những hậu quả nặng nề. Khi mô cứng của răng mất đi sẽ gây nên tình trạng ê buốt răng. Nặng hơn sẽ gây nên tình trạng hở tuỷ răng, gây nên viêm tuỷ. Nếu tiếp tục không được điều trị  sẽ gây nên viêm cuống răng, thậm chí gây nên những biến chứng lan rộng hơn, gây vỡ thân răng hoặc gãy thân răng.

Thông qua đó, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo rằng, để phòng ngừa phải chải răng đúng phương pháp, không gây ra lực quá mạnh làm mòn cổ chân rang. Một ngày cần chải răng hai lần sáng ngủ dậy và tối trước khi ngủ để làm sạch bề mặt và kiểm soát được mảng bám răng. Ngay sau khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống có chứa axit, súc miệng bằng nước, sữa hoặc nước súc miệng có chứa fluor. Bên cạnh đó nên uống nhiều nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn. Đặc biệt, cần tránh hoặc giảm thiểu việc ăn uống có chứa axit. Và lời khuyên dành cho bạn là nên trì hoãn việc đánh răng ít nhất 30 phút sau khi tiếp xúc với axit để nước bọt giúp làm trung hòa men răng. Việc sử dụng chỉ nha khoa và tăm xỉa răng đúng cách cũng góp phần  hạn chế các tác động cơ học đến mòn chân răng. Khi có cảm giác hơi ê buốt răng cần nhanh chóng đi khám bác sĩ nha khoa để thăm khám và tư vấn tình trạng bệnh, không nên chủ quan cho là triệu chứng bình thường để gây nên hậu qủa đáng tiếc sau này.

Nguồn: duocsi.edu.vn