Search
Thứ Năm 21 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Đừng chủ quan với chứng ù tai

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Ù tai là một trong những triệu chứng thường gặp tại cơ quan thính giác. Khi bị ù tai không những gây khó chịu mà còn khiến tâm lý người bị rất lo lắng.

Để có thể nghe âm thanh bình thường, cần phải sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng của cơ quan nhận cảm âm thanh ở tai và cơ quan thần kinh dẫn truyền đến não để phân tích và hiểu được âm thanh. Nếu gặp vấn đề ở một trong hai bộ phận này thì có thể gây nên chứng ù tai và thậm chí là điếc.

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên chứng ù tai

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên chứng ù tai

Ù tai là gì?

Ù tai xảy ra khi bạn nghe thấy tiếng ồn ảo hoặc những tiếng ù ù trong tai hoặc đầu. Những tiếng ồn có thể êm dịu, lớn, cao hoặc thấp. Bạn có thể nghe thấy ở một hoặc cả hai tai. Đây là một triệu chứng, không phải bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động cũng như sức khỏe đời sống hàng ngày của chúng ta.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị ù tai?

Theo thầy Phạm Văn Hữu giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị ù tai, bao gồm:

  • Tiếp xúc với tiếng ồn: tiếp xúc lâu với tiếng ồn lớn có thể gây hại cho các tế bào nhận cảm âm thanh ở tai có nhiệm vụ truyền âm thanh đến não của bạn. Những người như thợ mộc, phi công, ca sĩ, nhạc sĩ viết nhạc rock, công nhân sửa chữa đường phố và những người trồng cây cũng có nguy cơ bị ù tai vì môi trường làm việc có sử dụng cưa máy, súng, các thiết bị âm thanh lớn lớn;
  • Tuổi tác: khi bạn già, số lượng và chất lượng của các sợi thần kinh bị suy giảm và có thể dẫn đến các vấn đề thính giác và thường đi kèm với chứng ù tai;
  • Giới tính: nam giới có nhiều khả năng bị ù tai hơn nữ giới
  • Hút thuốc: Những người hút thuốc có nguy cơ bị ù tai cao;
  • Các vấn đề tim mạch: Chẳng hạn như tăng huyết áp hoặc động mạch bị thu hẹp (do xơ vữa động mạch)  ảnh hưởng đến lưu lượng máu, có thể làm tăng nguy cơ của chứng ù tai.
  • Vấn đề ở cơ quan thính giác.

Khi bị chứng ù tai chúng ta nên làm gì để hạn chế nguy cơ

Khi bị chứng ù tai chúng ta nên làm gì để hạn chế nguy cơ

Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế mắc và giảm chứng ù tai?

Theo các bác sĩ, một vài thói quen xấu sau đây có thể làm ảnh hưởng và gây nên chứng ù tai của chúng ta:

  • Tránh các chất kích thích có thể: bạn nên tránh môi trường oặc những thứ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của mình như tiếng ồn lớn, caffeine và nicotine;
  • Tránh tiếng ồn: Nghỉ ngơi tại nơi khung cảnh yên tĩnh với nhạc nhẹ có thể giúp giảm ù tai;
  • Tránh căng thẳng và mệt mỏi: Căng thẳng là một trong những yếu tố chính làm cho ù tai tồi tệ hơn nên bạn hãy giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
  • Tránh hoặc giảm uống rượu: uống rượu có thể dẫn đến giãn nở các mạch máu, đặc biệt ở khu vực tai trong và làm các triệu chứng tồi tệ hơn;
  • Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp: Liệu pháp chống ù tai (hạn chế cách mà bộ não của bạn phản ứng với chứng ù tai), liệu pháp âm thanh, tư vấn (giúp hiểu hơn về chứng ù tai), liệu pháp nhận thức hành vi (thay đổi nhận thức của bạn về ù tai)…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ù tai và việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các bệnh thông thường về tai như thủng màng nhĩ, viêm tai là thường gặp nhất. Những nguyên nhân thần kinh gây ù tai sẽ gây khó khăn hơn khi điều trị. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của các máy móc và kỹ thuật mới có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng và phục hồi một phần khả năng nghe bình thường.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ để điều trị chứng ù tai?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có bất kỳ những dấu hiệu sau đây để có lời khuyên và phương pháp điều trị chính xác, kịp thời:

  • Bạn bị ù tai sau khi bị cảm lạnh hoặc sau khi mắc các nhiễm trùng đường hô hấp trên khác,
  • Tình trạng ù tai không cải thiện trong vòng một tuần;
  • Ù tai xảy ra đột ngột không lý do;
  • Ù tai ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng nghe hoặc làm cho bạn cảm thấy chóng mặt.

Vì thế để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cũng như chất lượng cuộc sống chúng ta nen chủ động phòng tránh cũng như cần tới gặp bác sĩ khi nhận thấy tai có những dấu hiệu bất thường.

Nguồn: duocsi.edu.vn