Search
Thứ Hai 7 Tháng Mười 2024
  • :
  • :

Khám phá những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây Khôi tía

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Khôi tía hay còn được gọi là cây khôi, thường mọc hoang ở các vùng rừng núi phân bố rộng rãi ở nước ta. Đây là một vị thuốc Đông y với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe chúng ta. Bài viết này các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược HCM xin chia sẻ cho các bạn đọc sơ lược về công dụng cũng như thông tin về loại thảo dược đặc biệt này.

Cây Khôi tía phân bố nhiều ở nước ta

Cây Khôi tía phân bố nhiều ở nước ta

Thông tin cần biết về cây Khôi tía

Khôi tía là cây thuộc họ đơn nem Myrsinaceae, có tên khoa học là Ardisia sylvestris Pitarrd. Đây là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 1.5m -2 m, thân rỗng xốp, ótphaan nhánh hay không phân nhánh, gần trên ngọn có nhiều lá. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn, dài 25cm -40 cm, rộng 60cm -10 cm, mặt trên tím, gân nổi hình mạng lưới. Hoa Khôi tía thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7,Hoa mọc thành chùm, dài 10cm -15 cm, hoa rất nhỏ. Quả mọng, thường ra vào quả vào tháng 7-9 hàng năm. Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong lá cây Khôi tía chứa chất tanin và glycosid.

Theo Đông y,  cây Khôi tía có vị chua, tính hàn có tác dụng bình can, giảm Can khí uất – nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày. Vì thế nó được xem là một vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả trong dân gian.

Về tác dụng dược lý, một số nghiên cứu sơ bộ thí nghiệm của lá khôi tía trên thỏ, chuột bạch và khỉ cho thấy kết quả rất khả quan như sau: Làm giảm độ axit của dịch dạ dày khỉ, Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ, Làm yếu sự co bóp của tim và Có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm.

Khôi tía và một số đơn thuốc chữa bệnh hay

Khôi tía là thường ra hoa từ tháng 5 - 7 hàng năm

Khôi tía là thường ra hoa từ tháng 5 – 7 hàng năm

  • Trị đau dạ dày hay đau vùng thượng vị, đói no cũng đau, hay ợ hơi, ợ chua: Lá khôi tía 25 g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15 g, Thảo quyết minh 20 g. Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.
  • Trị viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua: Lá khôi tía 20 g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Hương phụ 8g, Cam thảo nam 16 g, Bồ công anh 20g, Uất kim 8 g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
  • Trị viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua: Lá khôi tía 10 g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12 g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12 g. Tán nhuyễn thành bột mỗi ngày uống 30 g với nước sôi để nguội.

Nguồn: duocsi.edu.vn