Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Me rừng hay còn được gọi là Chùm ruột núi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Me rừng ở một số địa phương còn gọi là Chùm ruột núi hay Du cảm tử. Đây là một loại cây mọc hoang được các y sĩ y học áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh. Để hiểu hơn về loại cây này hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu sơ lược về công dụng mà cây Me rừng mang lại đối với sức khỏe con người.

Me rừng thường mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi

Me rừng thường mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi

Sơ lược thông tin về cây Me rừng

Me rừng có tên khoa học là Phyllanthus emblica L; thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. Thuộc loại cây nhỡ cao từ 5m đến 7 m, có khi hơn. Lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dây, nom như lá kép lông chim. Me rừng thương ra hoa vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, hoa nhỏ, màu vàng , mọc thành tán ở nách lá. Quả thịt, hình cầu to bằng quả táo ta, có khía rất mờ.

Theo đông y, Quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát , tính mát. Có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt , nhuận phế hoà đàm, sinh tân chỉ khát. Ở Ấn Ðộ người ta cũng dùng làm thuốc làm mát, lợi tiểu, nhuận tràng. Lá có vị cay, tính bình; có tác dụng lợi tiểu. Rễ có vị đắng chát, tính bình có tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cũng có tác dụng thu liễm. Hoa làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng.

Me rừng và một thành phần hóa học

Về thành phần hóa học, theo dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong Quả chứa acid phyllemblic (6,3 %), lipid (6 %) acid gallic (5 %) và emblicol. Quả Me rừng là nguồn nguyên liệu tự nhiên của vitamin C, trong vỏ quả có tỉ lệ 70% -72 %. Còn có acid mucic. Quả khô chứa tanin và phức hợp keo mà thành phần chính là acid phyllemblic. Hạt chứa dầu cố định, phosphatid và tinh dầu. Vỏ cũng chứa tanin, leucodelphinidin. Lá cũng chứa tanin.

Ứng dụng Me rừng vào một số bài thuốc hữu ích

Me rừng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Me rừng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

  • Trị rắn cắn (chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã nát pha chút nước rồi ép lấy nước cốt uống còn ba đắp nơi rắn cắn.
  • Chúa nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.
  • Chữa tiểu đường: Quả me rừng 15g – 20 g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày.
  • Tác dụng làm lợi tiểu: Lấy 10g – 20 g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10g – 20 g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
  • Trị tăng huyết áp: Rễ cây me rừng 15g – 30 g, sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Trị cảm mạo phát sốt: Quả me rừng 10g – 30 g, sắc lấy nước uống trong ngày, chia làm nhiều lần.

Nguồn: duocsi.edu.vn