Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Dược sĩ tư vấn và hưỡng dẫn dùng thuốc Amoxicillin + Clavulanat

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Được biết Amoxicillin là một kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm Penicillin, họ beta – lactam và có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn bằng cách ức chế sinh tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn.

Dược sĩ tư vấn và hưỡng dẫn dùng thuốc Amoxicillin + Clavulanat

Dược sĩ tư vấn và hưỡng dẫn dùng thuốc Amoxicillin + Clavulanat

Clavulanat là một chất có tác dụng ngăn cản vi khuẩn phá hủy Amoxicillin, giúp mở rộng phổ kháng khuẩn của thuốc.

Thuốc Amoxicillin + Clavulanat được dùng trong những trường hợp nào?

Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:Thuốc được dùng trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp: viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản
  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm
  • Nhiễm khuẩn răng miệng
  • Nhiễm khuẩn xương khớp

Đối tượng đặc biệt:

  • Trẻ em: có thể dùng
  • Phụ nữ có thai: chỉ dùng khi Bác sĩ chỉ định, nhất là trong 3 tháng đầu
  • Phụ nữ cho con bú: có thể dùng
  • Người cao tuổi: dùng thận trọng

Chống chỉ định:

  • Dị ứng với Amoxicilln, Clavulanate
  • Dị ứng với các kháng sinh Penicillin khác (Ampicillin, Penicillin, Flucloxacillin…)
  • Tiền sử vàng da/ rối loạn chức năng gan do Amoxicillin/ Clavulanate

Những lưu ý khi dùng thuốc Amoxicillin + Clavulanat

Thận trọng:

  • Bệnh gan, bệnh thận
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân
  • Dị ứng với các thuốc thuộc nhóm Cephalosporin (Cefuroxim, Cefaclor, Ceftriaxon…)
  • Tiền sử tiêu chảy nặng do kháng sinh

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn
  • Phát ban, mày đay, ngứa
  • Nhức đầu, sốt, mệt mỏi
  • Nhiễm nấm Candida da, niêm mạc
  • Nhiễm nấm Candida âm đạo

Khi gặp những trường hợp sau bạn nên đi khám bác sĩ:

  • Đau bụng dữ dội, tiêu chảy nhiều nước hoặc có máu
  • Vàng da vàng mắt, nước tiểu sẫm màu
  • Sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng góc trên phải
  • Dễ bầm tím hoặc chảy máu
  • Tiểu ít hoặc không đi tiểu
  • Phản ứng da nghiêm trọng: sốt, sưng tấy mặt, môi, lưỡi, họng, rát da, nổi ban đỏ, tím phồng rộp, đau rát

Lưu ý giữa liều dùng người lớn và trẻ em

Lưu ý giữa liều dùng người lớn và trẻ em

Dược sĩ tư vấn chỉ rõ giữa liều dùng của người lớn và trẻ em

Liều dùng người lớn:

  • Nhiễm khuẩn thông thường: 250 mg/lần, ngày 3 lần cách nhau 8h. Hoặc 500 mg/lần, ngày 2 lần cách nhau 12h
  • Nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: 500 mg/lần, ngày 3 lần cách nhau 8h. Hoặc 875 mg/lần, ngày 2 lần cách nhau 12h

Liều dùng trẻ em:

  • Nhiễm khuẩn thông thường:

+ > 12 tuần tuổi:

  • Hỗn dịch 200 mg/5 ml: 25 mg/kg/ngày, chia 2 lần cách nhau 12h
  • Hỗn dịch 125 mg/5 ml hoặc 250 mg/5 ml: 20 mg/kg/ngày, chia 3 lần cách nhau 8h

+ <12 tuần tuổi:

  • Hỗn dịch 125 mg/5 ml: 30 mg/kg/ngày, chia 2 lần cach snhau 12h
  • Viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, các nhiễm khuẩn nặng:

+ >12 tuần tuổi:

  • Hỗn dịch 200 mg/5 ml: 45 mg/kg/ngày, chia 2 lần cách nhau 12h
  • Hỗn dịch 125 mg/5 ml hoặc 250 mg/5 ml: 40 mg/kg/ngày, chia 3 lần cách nhau 8h

+ <12 tuần tuổi:

  • Hỗn dịch 125 mg/5 ml: 30 mg/kg/ngày, chia 2 lần cách nhau 12h

Dược sĩ đưa ra những lời khuyên hữu ích khi dùng thuốc Amoxicillin + Clavulanat

  • Uống thuốc vào đầu bữa ăn để hạn chế tối đa khả năng không dung nạp. Nếu cần có thể bẻ viên để nuốt nhưng không dược nhai
  • Không tự ý đổi dạng dùng hay đổi thuốc, vì các thuốc chứa tỷ lệ phối hợp Amoxicillin và Clavulanate khác nhau, hãy hỏi ý kiến Bác sĩ khi đổi thuốc
  • Trong thời gian dùng thuốc cần uống đủ nước và không nhịn tiểu
  • Chải sạch răng thường xuyên để giảm khả năng biến màu răng do thuốc
  • Thuốc không được sử dụng để điều trị nhiễm virus như cảm lạnh hoặc cúm
  • Thuốc có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm, đặc biệt là nấm Candida ở miệng và âm đạo. Đi khám Bác sĩ ngay khi bạn thấy nghi ngờ nhiễm nấm trên cơ thể
  • Đi khám Bác sĩ nếu bị tiêu chảy kéo dài, nhiều nước hoặc có lẫn máu khi đang dùng thuốc hoặc trong vòng vài tháng sau khi dùng thuốc. Không tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy

Nguồn: Dược sĩ