Search
Thứ Hai 9 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc Nifedipine

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nifedipine là thuốc tim mạch thuộc nhóm chẹn kênh calci, phân nhóm dihydropyridine (DHP) tác động lên cơ trơn mạch máu và tim.

Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc Nifedipine

Thuốc được dùng trong các trường hợp sau:

  • Đau thắt ngực ổn định
  • Đau thắt ngực Prinzmetal
  • Hội chứng Raynaud
  • Tăng huyết áp

Đối tượng đặc biệt:

  • Trẻ em: không nên dùng
  • Phụ nữ có thai: không dùng, trừ khi có ý kiến của chuyên gia sản khoa và tim
  • Phụ nữ cho con bú: không nên dùng, nếu dùng thuốc nên ngừng cho con bú
  • Người cao tuổi: có thể dùng

Chống chỉ định:

  • Hẹp động mạch chủ vừa đến nặng
  • Dị ứng phân nhóm DHP (amlodipine, nicardipine)
  • Sốc do tim
  • Nhồi máu cơ tim gần đây (<1 tháng)
  • Dị ứng với Nifedipine
  • Đau thắt ngực không ổn định
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin

Thận trọng:

Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội thì thuốc thận trọng sử dụng cho người:

  • Suy tim, bệnh thận, bệnh gan
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Tác dụng phụ:

  • Chóng mặt nhẹ, choáng váng, đau đầu
  • Cảm giác nóng, suy nhược
  • Đỏ bừng mặt
  • Ợ nóng, buồn nôn
  • Ho, khó thở, khò khè, đau họng, nghẹt mũi
  • Thay đổi tâm trạng, lo lắng
  • Chuột rút, run

Đi khám Bác sĩ nếu gặp những triệu chứng sau:

  • Choáng, cảm giác như sấp ngất
  • Đau thắt ngực nặng hơn
  • Tim đập dồn dập, rung ngực
  • Sưng phù bàn chân, cổ chân
  • Đau bụng góc trên, vàng mắt vàng da
  • Đau ngực hoặc có cảm giác nặng, đau lan tỏa đến hàm hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi, cảm giác bệnh

Đi khám Bác sĩ nếu gặp những triệu chứng, Choáng, cảm giác như sấp ngất

Liều dùng người lớn: hiện nay, trong điều trị thường lựa chọn loại Nifedipine dạng giải phóng chậm, kéo dài. Liều dùng dưới đây được viết cho dạng giải phóng chậm, kéo dài trong 24h. Liều dùng có thể khác nhau tùy từng chế phẩm, nên tuân thủ theo liều dùng kê đơn của Bác sĩ

  • Tăng huyết áp: dạng viên nang: 10 mg/lần, ngày 3 lần. Dạng giải phóng chậm: 30-60 mg/lần, ngày 1 lần
  • Đau thắt ngực: dạng viêng nang: 10 mg/lần, ngày 3-4 lần. Dạng giải phóng chậm: 30-60 mg/lần, ngày 1 lần, tối đa 120 mg/ngày
  • Hội chứng Raynaud: dạng viên nang: 5-20 mg/lần, ngày 3 lần. Dạng giải phóng chậm: 30-60 mg/lần, ngày 1 lần

Lời khuyên của Dược sĩ:

  • Thuốc có thể uống trước hoặc sau ăn. Nên uống vào buổi sáng
  • Đối với viên giải phóng kéo dài phải uống nguyên viên, không nghiền, nhai hay bẻ viên
  • Dạng viên nàg tác dụng ngắn, nhanh có thể gây hạ huyết áp quá mức và gây tim đập nhanh, đánh trống ngực, bừng mặt, đau đầu
  • Tránh đứng dậy quá nhanh, đột ngột từ tư thế ngồi hay nằm. Nên đứng dậy một cách từ từ, chậm rãi
  • Người bệnh phải thường xuyên tái khám, theo dõi huyết áp. Không dừng thuốc khi thấy huyết áp giảm
  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs (Indometacin, Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam…)
  • Không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc vì có thể làm giảm huyết áp quá mức và gia tăng tác dụng phụ của thuốc.