Thuốc Celecoxib là một thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroids (viết tắt là NSAIDs) có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả.
- Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc Nifedipine
- Chuyên gia Dược Hà Nội hướng dẫn sử dụng thuốc Itraconazole
- Chuyên gia Dược hướng dẫn sử dụng thuốc Levofloxacin
Dược sĩ tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc Celecoxib
Thuốc Celecoxib thường được dùng trong các trường hợp nào?
- Viêm khớp dạng thấp
- Thoái hóa khớp
- Viêm cột sống dính khớp
- Polyp đại trực tràng có tính chất gia đình
- Thống kinh, đau cấp
Đối tượng đặc biệt:
- Trẻ em: không nên dùng cho trẻ em trừ khi Bác sĩ chỉ định
- Phụ nữ có thai: không dùng trong 3 tháng cuối thai kì
- Phụ nữ cho con bú: chỉ dùng khi không có thuốc khác thay thế, nếu dùng thuốc thì nên ngừng cho con bú
- Người cao tuổi: sử dụng thận trọng cho người trên 65 tuổi, cân nặng dưới 50 kg
Những lưu ý khi sử dụng thuốc thuốc Celecoxib
Thận trọng:
- Di ứng với Celecoxid, Sulfonamid và các NSAIDs khác
- Bệnh tim mạch
- Viêm loét, chảy máu dạ dày
- Hen phế quản
- Bệnh gan, thận
- Bệnh đái tháo đường
- Nghiện thuốc lá
- Phù, lupus ban đỏ
- Phụ nữ có dự định mang thai hoặc có vấn đề về sinh sản
Tác dụng phụ:
- Tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn
- Hô hấp: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
- Thần kinh trung ương: mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ
- Tim mạch: tăng huyết áp, phù ngoại biên
- Da: ban đỏ
Khi gặp các triệu chứng sau cần báo ngay cho bác sĩ:
- Khó thở
- Rối loạn thị giác
- Vấn đề về gan: buồn nôn, đau bụng góc trên phải, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu đậm màu
- Thiếu máu: da nhợt nhạt, nhịp tim nhanh, nhẹ đầu, thở ngắn
- Sưng phù hoặc tăng cân đột ngột
- Đi cầu phân đen, ho ra máu, chất nôn có màu cà phê
- Vấn đề về thận: tiểu ít, tiểu khó, sưng bàn chân hoặc mắt cá chân, mệt mỏi
- Phản ứng da nghiêm trọng: sốt, đau họng, phù mặt và lưỡi, ban da đỏ tím, phồng rộp và bong tróc da
Theo sự hướng dẫn của bác sĩ để uống theo liều đúng nhất
Liều dùng thuốc Celecoxib giữa trẻ em và người lớn như thế nào?
Liều dùng người lớn:
- Viêm khớp dạng thấp:
+ 100-200 mg/lần, ngày 2 lần.
+ Lưu ý: liều cao hơn không hiệu quả hơn. Liều tối đa: 400 mg/ngày. Dừng thuốc nếu không đỡ sau 2 tuần
- Thoái hóa khớp:
+ 100 mg/lần, ngày 2 lần. Hoặc 200 mg/lần/ngày.
+ Lưu ý: liều cao hơn không hiệu quả hơn. Liều tối đa: 400 mg/ngày. Dừng thuốc nếu không đỡ sau 2 tuần
- Viêm cột sống dính khớp:
+ 100 mg/lần, ngày 2 lần. Hoặc 200 mg/lần/ngày.
+ Lưu ý: sau 6 tuần không đỡ: 200 mg/lần, ngày 2 lần. Hoặc 400 mg/lần/ngày. Phải đổi thuốc nếu vẫn không đỡ sau 6 tuần
- Polyp đại trực tràng: 400 mg/lần, ngày 2 lần
- Thống kinh, đau cấp: Ngày 1: liều khởi đầu: 400mg. Liều tiếp theo: 200mg nếu đau lại. Các ngày tiếp theo dùng 200 mg/lần, ngày 2 lần
Liều dùng trẻ em:
- Viêm khớp dạng thấp thiếu niên: 2-18 tuổi
+ 10-25 kg: 50 mg/lần, ngày 2 lần
+ > 25 kg: 100 mg/lần, ngày 2 lần
Những lời khuyên của Dược sĩ khi dùng thuốc Celecoxib
Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra những lời khuyên thiết thực khi dùng thuốc Celecoxib như sau:
- Dùng thuốc liều cao (400 mg 2 lần/ngày) phải uống trong khi ăn để cải thiện hấp thu
- Dùng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất
- Nếu không thể nuốt nguyên viên, có thể tháo nang thuốc và troonhj toàn bộ bột thuốc với 1 muỗng mứt táo, cháo, sữa chua hoặc chuối nghiền và ăn ngay cùng với 240 ml nước
- Không dùng cùng lúc với Aspirin và các NSAIDs khác (Diclofenac, Narpoxe, Ibuprofen…)
- Không dùng nếu bạn đã từng phát ban, nổi mày đay, hen, khó thở khi dùng các NSAIDs khác
- Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc
- Thuốc có thể gây khó mang thai tuy nhiên sẽ hết khi ngừng thuốc. Nên thông báo với Bác sĩ nếu bạn có dự định mang thai hoặc có vấn đề về sinh sản
Nguồn: Dược sĩ