Search
Thứ Bảy 23 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc omeprazol an toàn và hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Omeprazol là thuốc điều trị các vấn đề về dạ dày, thực quản ở bệnh nhân trên cơ chế giảm tiết axit trong dịch vị. Vậy tác dụng và cách dùng thuốc omeprazol thế nào?

Thành phần chính và tác dụng thuốc omeprazol 

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết thành phần chính: Mỗi viên nang chứa

  • Omeprazol pellets 8,5% tương đương Omeprazol 20 mg.
  • Thành phần tá dược gồm có: Calci carbonat, Đường, Dinatri hydrogen orthophosphat, Diethyl phthalat, Natri lauryl sulfat, Natri methyl paraben, Natri propyl paraben, Natri hydroxid, Mannitol, Starch, Hydroxypropylmethyl cellulose E5, Methacrylicacid copolymer (L-30D), Talc, Titan dioxid, Tween 80, Polyvinyl povidon K30.

Tác dụng của thuốc omeprazol

Cơ chế tác động chính của Omeprazol giúp ức chế bơm proton (PPI) qua đó giảm lượng axit dạ dày tiết ra. Omeprazol được chỉ định điều trị các vấn đề về tiêu hóa:

  • Rối loạn dạ dày – thực quản, trào ngược dạ dày.
  • Tình trạng ợ nóng, khó nuốt, ho dai dẳng thường xuyên do trào ngược.
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Làm lành các tổn thương dạ dày, thực quản do axit, ngăn ngừa vết loét.
  • Dùng trong điều trị dự phòng ngăn ngừa ung thư thực quản.
  • Người mắc hội chứng Zollinger – Ellison.

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên khi dùng thuốc Omeprazol. Khi sử dụng Omeprazol có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Tiêu chảy ra máu hoặc nước (thông báo ngay cho bác sĩ).
  • Phát ban, sưng môi, lưỡi, mặt, họng.
  • Bệnh nhân khó thở.
  • Tình trạng hạ magie máu, bồn chồn, đau và yếu cơ, ho, nghẹt thở, co giật,…(thông báo ngay cho bác sĩ)
  • Một số dấu hiệu khác như sốt, đau đầu, hắt hơi, buồn nôn, tiêu chảy nhẹ,…

Dược sĩ tư vấn cách dùng và liều dùng Omeprazol điều trị đau dạ dày với độ tuổi khác nhau

Dùng cho người lớn:

  • Đối với điều trị viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản: dùng với liều 20 – 40 mg/ngày 1 lần, kéo dài từ 4 – 8 tuần. Sau thời gian trên có thể duy trì với liều dùng 20 mg/ngày.
  • Đối với điều trị các vết loét dạ dày: dùng 20 mg/lần/ngày (những trường hợp nặng bác sĩ có thể chỉ định liều 40 mg. Thời gian sử dụng kéo dài trong 4 tuần đối với các trường hợp loét tá tràng. Kéo dài trong vòng 8 tuần đối với các trường hợp loét dạ dày. Không được điều trị quá 8 tuần, sau thời gian này nếu không cải thiện tình trạng bệnh cần đến gặp bác sĩ để áp dụng các biện pháp điều trị khác.
  • Đối với điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: dùng với liều 60 mg/ngày 1 lần. Những trường hợp bác sĩ chỉ định sử dụng liều cao hơn 80 mg thì chia làm 2 lần mỗi ngày. Tùy theo các trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có những chỉ định liều lượng riêng biệt. Không tự ý ngưng thuốc khi đang trong quá trình điều trị.
  • Ngăn ngừa ợ nóng thường xuyên, khó tiêu:  dùng 20 mg mỗi ngày một lần. Liều dùng kéo dài trong vòng 14 ngày.
  • Ngươi mắc bệnh tế bào mast hệ thống: sử dụng 60 mg uống mỗi ngày một lần. Thời gian điều trị tùy mức độ bệnh và dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng cho trẻ em:

  • Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Trẻ sơ sinh dùng 0,7 mg/kg trọng lượng/liều. Dùng mỗi lần 1 ngày để giảm pH dạ dày thực quản. Trẻ từ 1 – 16 tuổi dùng 5 mg/ngày/lần (với cân nặng từ 5 – 10 kg); 10 mg/ngày/lần (với cân nặng trên 10 kg – dưới 20 kg); 20 mg /ngày/lần (với cân nặng trên 20 kg).
  • Điều trị viêm loét dạ dày thực quản: 5 mg/ngày/lần (với cân nặng từ 5 – dưới 10 kg); 10 mg/ngày/lần (với cân nặng trên 10 – dưới 20 kg); 20 mg/ngày/lần (với cân nặng từ 20 kg trở lên).
  • Điều trị hỗ trợ viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn Hp: phối hợp với các kháng sinh điều trị như clarithromycin hoặc clarithromycin và amoxicillin: dùng 10 mg/ngày/lần (với cân nặng từ 15 – dưới 30 kg); 20 mg/ngày/lần (với cân nặng trên 30 kg).