Search
Thứ Bảy 7 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Dược sĩ chia sẻ các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Agimdogyl

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Khi sử dụng Agimdogyl, người bệnh cần chú ý đến những tác dụng phụ có thể xảy ra. Hãy cùng dược sĩ Pasteur tìm hiểu về các tác dụng phụ của thuốc Agimdogyl trong bài viết sau đây.

Dược sĩ chia sẻ các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Agimdogyl

Agimdogyl là thuốc gì?

Thuốc kháng sinh Agimdogyl bao gồm các hoạt chất:

Tá dược gồm: Tinh bột ngô, povidone K30, natri croscarmellose, cellulose vi tinh thể, silica colloidal khan, magnesi stearat, hypromellose, titan dioxid, sorbitol, macrogol 6.000.

Công dụng thuốc Agimdogyl

Giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thuốc đau răng Agimdogyl được chỉ định điều trị trong các bệnh nhiễm khuẩn xoang miệng cấp tính, mạn tính hoặc các trường hợp bị tái diễn như:

  • Tình trạng áp-xe răng, viêm tấy, viêm mô dưới da hàm dưới, viêm quanh thân răng.
  • Hoặc điều trị trong viêm lợi, viêm miệng, viêm nha chu, viêm tuyến nước bọt mang tai và tuyến nước bọt dưới hàm.

Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để dự phòng các biến chứng nhiễm khuẩn tại chỗ sau phẫu thuật răng, miệng.

Trường hợp không nên sử dụng thuốc Agimdogyl

  • Dị ứng với hoạt chất metronidazole, spiramycin và/hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào khác có trong công thức thuốc.
  • Trẻ em < 6 tuổi.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ cách sử dụng thuốc Agimdogyl hiệu quả

Cách sử dụng

Thuốc sử dụng theo đường uống. Uống thuốc với một cốc nước.

Uống trong bữa ăn (uống khi bụng no).

Liều sử dụng

Vì thuốc có thể sử dụng để điều trị lẫn dự phòng nên liều lượng tùy vào chỉ định sẽ khác nhau.

Sử dụng Agimdogyl với mục đích điều trị bệnh

Đối tượng là người lớn:

Uống liều 4 – 6 viên/ ngày. Trong đó, tổng liều cụ thể:

  • 3 – 4,5 triệu IU spiramycin.
  • 500 – 750 mg metronidazole.

Nên chia liều sử dụng ra 2 – 3 lần/ ngày.

 

Tuy nhiên, trong các tình trạng nặng, có thể tăng liều lên 8 viên/ ngày.

Đối tượng là trẻ em:

6 – 10 tuổi: 2 viên/ ngày. Trong đó, tổng liều cụ thể:

  • 1,5 triệu IU spiramycin.
  • 250 mg metronidazole.

10 – 15 tuổi: 3 viên/ ngày. Trong đó, tổng liều cụ thể:

  • 2,25 triệu IU spiramycin.
  • 375 mg metronidazole.

Sử dụng Agimdogyl trong dự phòng biến chứng nhiễm khuẩn tại chỗ sau phẫu thuật răng miệng

Đối tượng là người lớn:

  • Uống 4 đến 6 viên/ ngày.
  • Nên chia liều uống thành 2 – 3 lần uống/ ngày.

Đối tượng là trẻ em:

6 – 10 tuổi: 2 viên/ ngày. Trong đó, tổng liều cụ thể:

  • 1,5 triệu IU spiramycin.
  • 250 mg metronidazole.

10 – 15 tuổi: 3 viên/ ngày. Trong đó, tổng liều cụ thể:

  • 2,25 triệu IU spiramycin.
  • 375 mg metronidazole.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyến sinh lớp Dược sĩ học cuối tuần

Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Agimdogyl

Agimdogyl có sự phối hợp của cả spiramycin và cả metronidazole. Do đó, người bệnh có thể trải qua tác dụng phụ của cả hai hoạt chất spiramycin và metronidazole.

Tác dụng phụ do spiramycin

  • Đau dạ dày, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Trong một số trường hợp có thể xảy ra viêm đại tràng giả mạc (mặc dù rất hiếm).
  • Gây nổi mẩn, mề đay trên da, ngứa.
  • Phù Quincke, sốc phản vệ mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra.
  • Đôi khi xảy ra dị cảm thoáng qua.

Tác dụng phụ do metronidazole

  • Đau thượng vị, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
  • Ngoài ra, có thể gây viêm lưỡi với cảm giác khô miệng, chán ăn, viêm miệng, miệng có vị kim loại. Thậm chí xảy ra tình trạng viêm tụy nhưng có thể phục hồi khi ngưng điều trị.
  • Xuất hiện cơn bốc hỏa, ngứa, nổi mẩn, đôi khi có sốt
  • Nổi mề đay, phù Quincke. Mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng sốc phản vệ.
  • Nhức đầu, chóng mặt, co giật.
  • Lú lẫn, ảo giác.
  • Nước tiểu có thể xuất hiện màu đỏ.

Tương tác thuốc khi sử dụng Agimdogyl

  • Levodopa.
  • Disulfiram.
  • Thuốc chống đông máu đường uống.
  • Fluorouracil.
  • Tránh sử dụng chung thuốc với rượu. Vì có thể gây hội chứng giống disulfiram (nóng, đỏ mặt, nôn, tim đập nhanh).

 Thông tin được chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo! Người bệnh nên gặp trực tiếp bác sĩ /  dược sĩ để được thăm khám và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn!

Nguồn: duocsi.edu.vn tổng hợp