Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu dưỡng chất

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Việc lựa chọn thực phẩm cũng như xây dựng chế độ ăn uống hằng này là cực kỳ quan trọng quan trọng. Nếu việc dùng thực phẩm không tốt trong thời gian ngắn thì sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng khi chế độ ăn uống nghèo nàn cứ kéo dài làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết sẽ gây những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe.

Rụng tóc mảng lớn có thể do cơ thể đang thiếu chất sắt

Lúc đó, cơ thể của bạn sẽ phát những báo hiệu để bạn biết rằng bản  thân cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Tuy nhiên điều này bạn hoàn toàn có thể khắc phục hầu hết những vấn đề này bằng những thực phẩm giàu dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung. Dưới đây là 7 biểu hiện hay gặp khi cơ thể thiếu chất dưỡng chất:

1. Rụng tóc nhiều

Theo giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Rụng tóc là việc thường xuyên xảy ra nhất là với phái nữ, việc mỗi ngày rụng 100 sợi tóc cũng có thể xem là bình thường. Nhưng khi có những chùm tóc lớn xuất hiện trên gối mỗi khi ngủ dậy hay trong phòng tắm, có khả năng cơ thể bạn đang thiếu chất sắt. Đây là việc thiếu chất dinh dưỡng hay gặp trên thế giới nên bạn không cần quá lo lắng. Để khắc phục bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm giàu chất sắt chẳng hạn như: thịt bò nạc, gia cầm, rau chân vịt, hạt điều, đậu,…

2. Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Dấu hiệu 3S (sleep, stress, sickness) là một trong những dấu hiệu cơ thể thiếu dinh dưỡng. Bạn cảm thấy buồn ngủ, căng thẳng và thường xuyên ốm đau mà rõ nguyên nhân tại sao như vậy. Trường hợp có thể cơ thể bạn thiếu vitamin D – một loại vitamin đặc biệt được tạo ra khi da của bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nó không xuất hiện một cách tự nhiên trong các loại thực phẩm. Nếu bạn không phải là người thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời, hãy cung cấp vitamin D qua những bữa ăn hằng ngày bằng những thực phẩm: cá ngừ, cá hồi, sữa, ngũ cốc. Ngoài ra, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn các chất bổ sung cần thiết.

3. Hội chứng bỏng rát miệng

Hội chứng gây nên cảm giác đau, bỏng rát khu vực vòm miệng, nướu răng hay lưỡi. Các triệu chứng có thể diễn ra thường xuyên theo chu kỳ mà vì bất kỳ nguyên nhân rõ ràng nào. Nó khiến cho nướu, môi, bên trong má và vòm miệng có cảm giác giống như bị bỏng, cũng như làm miệng của bạn bị khô hay tê. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thiếu hụt các loại vitamin nhóm B như folate, thiamin và B6. Để tăng cường B6 có thể dùng các thực phẩm: chuối, đậu, rau chân vịt, ngũ cốc nguyên hạt,…Rất tốt cho sức khoẻ làm đẹp

4. Khô da

Khô da là một biểu hiện cơ thể đang thiếu chất vitamin A. Loại vitamin này có vai trò làm phát triển và duy trì các mô bao phủ lên bề mặt của cơ thể từ trong ra ngoài. Vậy nên khi thiếu vitamin A, da và môi của bạn sẽ bị khô và tróc vảy. Để bổ sung được loại dưỡng chất này bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm như là: cải bó xôi, cải xoăn, khoai lang, dưa hấu, cà rốt,..

Khô da là dấu hiệu bán đang thiếu vitamin A

5. Móng lõm thìa

Móng lõm hình thìa là hiện tượng phần giữa ở móng tay có hình dạng giống một chiếc thìa, móng bị vênh lên hai cạnh và lõm xuống phần giữa. Đây là khi cơ thể cần thêm chất sắt hoặc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh huyết sắc tố – một tình trạng mà cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều chất sắt. Trẻ sơ sinh có thể gặp phải tình trạng móng lõm thìa, nhưng dần sẽ mất đi khi chúng lớn lên. Nếu bạn gặp trường hợp này, hãy đến gặp bác sĩ để được làm xét nghiệm máu và tìm ra nguyên nhân cụ thể.

6. Sưng lưỡi

Thiếu hụt một số chất dinh dưỡng hay bị dị ứng có thể làm lưỡi bạn bị sưng. Tình trạng này hay gọi là viêm lưỡi và lưỡi bóng mượt khi bị sưng. Tình trạng này có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu sắt hay vitamin nhóm B như là axit folic, niacin, riboflavin, B12. Để cung cấp vitamin B12 cho cơ thể bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm: thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc,…

Ngoài nguyên nhân do việc thiếu hụt dinh dưỡng gây ra, sưng lưỡi cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nghiêm trọng. Vì vậy, tốt nhất nên đến cơ sở y tế kiểm tra để biết được nguyên nhân chính xác.

7. Vết bầm

Cơ thể chúng ta chứa nhiều collagen để giúp gắn kết mọi thứ trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào da. Vậy nên bầm tím da cũng là một dấu hiệu của việc ăn uống thiếu chất. Nếu các vết bầm thường xuyên xuất hiện trên cơ thể mà không phải do va đập, thì có thể cơ thể bạn đang thiếu vitamin C. Khi cơ thể thiếu hụt loại vitamin này sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ ra và gây nên bầm tím. Vitamin C có tác dụng trong việc chữa lành vết thương cũng như hình thành collagen. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng như rối loạn việc ăn uống, ăn ít hơn do ốm đau, tiêu hóa không tốt, hãy bổ sung các loại trái cây và rau củ như: ớt chuông, trái cây họ cam quýt, cà chua, bông cải xanh,…

Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Hãy xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh cũng như thường xuyên tập thể thao để giữ cho cơ thể luôn luôn mạnh khoẻ và đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn.

XEM THÊMDUOCSI.EDU.VN