Cyproheptadine là thuốc chống dị ứng, được sử dụng điều trị triệu chứng của các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm vận mạch, mày đay, viêm da dị ứng, phù mạch, chàm, ngứa và biến ăn.
- Spiramycin thuốc điều trị nhiễm khuẩn và những lưu ý khi sử dụng
- Diltiazem Thuốc điều trị tăng huyết áp và những lưu ý khi sử dụng
- Aspirin 81mg thuốc phòng ngừa nhồi máu cơ tim và những lưu ý khi sử dụng
Cyproheptadine là thuốc chống dị ứng
1. Cyproheptadine là thuốc gì
DSCK1.NGUYỄN HỒNG DIỄM giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cyproheptadine là một chất đối kháng serotonin và histamin thuộc thế hệ thứ nhất, có tác dụng kháng cholinergic và an thần do nó ức chế cạnh tranh gắn kết với serotonin và histamin tại vị trí gắn tương ứng trên receptor.
Cyproheptadine hydroclorid kháng các tác dụng của serotonin như co phế quản, co mạch, co tử cung, phù, gây chết.
Cyproheptadine hydroclorid kháng hoặc chặn các tác dụng của histamin như co phế quản, co mạch, co tử cung, phù, sốc phản vệ, tăng tiết dịch vị.
Cyproheptadin có tác dụng kích thích sự thèm ăn, giúp ăn ngon.
Dược động học:
Cyproheptadin được hấp thu tốt qua đường uống. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khi uống thuốc 4-8 giờ. Tác dụng của thuốc kéo dài trong 4-6 giờ sau khi uống liều đơn, mặc dù vẫn đo được nồng dộ Cyproheptadin trong huyết tương 24 giờ sau khi uống một liều duy nhất 4 mg.
Cyproheptadin được chuyển hoá chủ yếu tại gan. Chất chuyển hoá chính không có hoạt tính là liên hợp glucuronid của amoni bậc bốn của Cyproheptadin. Các chất chuyển hóa khác cũng không có hoạt tính sinh học.
Cyproheptadin được thải trừ qua phân khoảng 2-20% liều dùng, trong đó có 34% được thải trừ dưới dạng không đổi tương ứng với dưới 5,7% liều dùng. Khoảng 40% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu. Khoảng 50% lượng thuốc thải trừ qua thận ở dạng các chất chuyển hóa trong vòng 3 ngày. Với liều lặp lại hàng ngày 12-20 mg, chất chuyển hoá của Cyproheptadin được thải trừ trong nước tiểu. Thời gian bán thải của Cyproheptadin là 16 giờ.
Ở người bệnh suy gan, suy thận, sự thải trừ của Cyproheptadin giảm ở bệnh nhân này, do đó nếu cần thiết phải điều chỉnh giảm liều lượng thuốc ở những bệnh nhân này.
2.Dạng thuốc và hàm lượng của Cyproheptadine
Sử dụng thuốc Cyproheptadine được sản xuất trên thị trường dưới dạng thuốc và hàm lượng như:
Viên nén: 4mg
Brand name:
Generic: Juvever Tab., Peritol, Poreton, Cyproheptadin, Ciplactin ,Cyprtin, Euronida 4mg, Opepromid, Histalife.
3.Thuốc Cyproheptadine dùng cho những trường hợp nào
Điều trị dị ứng và ngứa cấp tính và mãn tính bao gồm viêm đa thần kinh và viêm đa thần kinh ngoại biên, eczema, viêm da eczema, nổi mẫn da, dị ứng do côn trùng cắn nhẹ và cục bộ.
Điều trị dị ứng và ngứa trong bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi lâu năm, viêm mũi do rối loạn vận mạch, dị ứng da nhẹ và không biến chứng biểu hiện của bệnh mề đay và phù mạch thần kinh, ngứa hậu môn và sinh dục, ngứa do thủy đậu, viêm kết mạc dị ứng do hít phải các chất gây dị ứng và thực phẩm, phản ứng dị ứng với máu hoặc huyết thanh.
Điều trị kết hợp với adrenalin và các biện pháp đặc hiệu khác để làm giảm các phản ứng phản vệ sau khi đã được kiểm soát các biểu hiện cấp tính.
Điều trị chứng đau đầu do co mạch đau nửa đầu: đau đầu và cảm giác khó chịu có thể biến mất trong vòng một giờ hoặc hai giờ sau khi dùng liều 4 mg đầu tiên.
Kích thích sự thèm ăn.
4.Cách dùng – Liều lượng của Cyproheptadine
Cách dùng: Cyproheptadine dạng thuốc viên được dùng đường uống với nước lọc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Liều dùng:
Người lớn và trẻ ³ 15 tuổi: Uống liều 4 mg/lần x 3 lần/ngày và điều chỉnh theo thể trọng và đáp ứng của bệnh nhân. Liều tối đa là 32 mg/ngày.
Điều trị đau nửa đầu và đau đầu do co mạch: Liều khởi đầu là 4 mg, lặp đi lặp lại nếu cần thiết sau nửa giờ. Người bệnh thường đáp ứng tốt với liều 8 mg và không được dùng liều này vượt quá 4-6 giờ. Liều duy trì: 4 mg mỗi 4-6 giờ.
Trẻ em từ 7 đến 14 tuổi: Uống liều 4 mg/lần x 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, có thể điều chỉnh khi cần thiết dựa vào thể trọng và đáp ứng của người bệnh. Liều tối đa là 16 mg/ngày.
Từ 2 đến 6 tuổi: Uống liều khoảng 0,25 mg/kg/ngày hoặc 8 mg/m2 diện tích bề mặt da. Liều thông thường là 2 mg (1/2 viên)/lần x 2 hoặc 3 lần mỗi ngày, có thể điều chỉnh khi cần thiết dựa vào thể trọng và đáp ứng của người bệnh. Liều tối đa là 12 mg/ngày.
Điều trị dành cho trẻ biếng ăn: Thanh thiếu niên ≥13 tuổi uống liều 2 mg/lần x 4 lần/ngày, tăng dần trong thời gian 3 tuần đến 8 mg/lần x 4 lần/ngày.
Tuy nhiên, tuỳ theo tuổ,i tình trạng và mức độ của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều tốt nhất.
5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Cyproheptadine
Nếu người bệnh quên một liều Cyproheptadine nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch điều trị.
6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Cyproheptadine
Khi uống quá liều Cyproheptadine thường có những triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng như có thể thay đổi từ trầm cảm hệ thần kinh trung ương hay kích thích đến co giật, ngừng hô hấp, ngừng tim và tử vong, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Các triệu chứng giống atropin và dạ dày-ruột có thể xảy ra.
Xử trí khi dùng quá liều: Người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do quá liều, phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng thích hợp. Rửa dạ dày và dùng than hoạt hấp phụ để loại thuốc ra khỏi đường tiêu hoá. Trường hợp nặng được điều trị theo phát đồ của bệnh viện.
7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Cyproheptadine
1.Không dùng Cyproheptadine cho những trường hợp sau:
- Người có tiền sử mẫn cảm với Cyproheptadine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ đẻ non thiếu tháng
- Trẻ em dưới 2 tuổi
- Phụ nữ có thai.
- Phụ nữ cho con bú
- Người bệnh đang điều trị cơn hen cấp tính
- Người bệnh đang điều trị đồng thời với các thuốc ức chế monoamin oxidase
- Người bệnh có tiền sử Glaucom góc đóng
- Hẹp dạ dày tá tràng
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Tắc nghẽn cổ bàng quang
- Tắc nghẽn môn vị-tá tràng
- Người cao tuổi, bệnh nhân suy nhược.
Không dùng Cyproheptadine cho trẻ em dưới 2 tuổi
2.Thận trọng khi sử dụng thuốc Cyproheptadine cho những trường hợp sau:
- Lưu ý với phụ nữ mang thai, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh Cyproheptadine gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khuyến cáo không Cyproheptadine cho người mẹ trong thời gian mang thai. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết có sự giám sát của bác sĩ.
- Lưu ý với phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu lâm sàng chứng minh Cyproheptadine gây hại cho trẻ bú sữa mẹ. Khuyến cáo không Cyproheptadine khi người mẹ trong thời gian cho con bú. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết có sự giám sát của bác sĩ.
- Lưu ý thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Cyproheptadine có thể gây ra tác dụng không mong muốn như buồn ngủ, ngủ lơ mơ, ngủ gật.
8.Thuốc Cyproheptadine gây ra các tác dụng phụ nào
- Thường gặp: Buồn ngủ, ngủ gà.
- Hiếm gặp hoặc không rõ tần suất:
- Hệ thống thần kinh trung ương: An thần, buồn ngủ, chóng mặt, bị lúng túng khi phối hợp, lú lẫn, bồn chồn, kích thích, căng thẳng, run, khó chịu, mất ngủ, dị cảm, viêm dây thần kinh, co giật, sảng khoái, ảo giác, cuồng loạn, hành vi hung hăng, ngất.
- Da: Dị ứng phát ban và phù nề, nhạy cảm với ánh sáng, quá nhiều mồ hôi, nổi mề đay.
- Giác quan: nhìn mờ, nhìn đôi, chóng mặt, ù ta, viêm mê đạo tai cấp tính.
- Tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, ngoại tâm thu, sốc phản vệ.
- Huyết học: Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu.
- Hệ tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, vàng da, ứ mật, suy gan, viêm gan, chức năng gan bất thường, khô miệng, đau thượng vị.
- Sinh dục và niệu đạo: Tiểu khó, tiểu thường xuyên, bí tiểu, kinh nguyệt sớm.
- Hô hấp: Đau thắt ngực và thở khò khè, khô mũi và cổ họng, giảm tiết dịch phế quản, nghẹt mũi, chảy máu cam.
- Các tác dụng khác: đau đầu, mệt mỏi, rùng mình,tăng sự thèm ăn, tăng cân
- Trong quá trình sử dụng thuốc Cyproheptadine, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Cyproheptadine thì cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.
9.Cyproheptadine tương tác với các thuốc nào
Các thuốc ức chế MAO: Làm kéo dài và tăng cường tác dụng kháng cholinergic của Cyproheptadin khi được dùng chung.
Rượu, các thuốc ức chế thần kinh trung ương, ví dụ như thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc an thần và các chất chống lo âu: Làm hiệp đồng tác dụng của các thuốc này khi dùng chung với Cyproheptadin.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): Cyproheptadin có thể gây ra kết quả xét nghiệm dương tính giả do dùng các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) bởi vì TCAs và Cyproheptadin có thể tạo ra các triệu chứng quá liều giống nhau.
Tóm lại, tương tác thuốc có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tang tác dụng phụ trầm trọng hơn. Người bệnh cần có tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
10.Bảo quản Cyproheptadine như thế nào
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược Cyproheptadine bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C, khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc. Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo:
- Drugs.com: https://www.drugs.com/mtm/cyproheptadine.html
- Mims.com: https://www.mims.com/vietnam/drug/search?q=Cyproheptadine
- Dược thư quốc gia Việt Nam 2018.
XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN