Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Chuyên gia Dược chỉ ra những lưu ý khi sử dụng thuốc

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tình trạng bệnh nhân trên thế giới dùng nhiều hơn một thuốc mỗi ngày và liên quan đến nguy cơ dùng sai thuốc và gây nên những nguy hiểm khôn lường.

Chuyên gia Dược chỉ ra những lưu ý khi sử dụng thuốc

Chuyên gia Dược chỉ ra những lưu ý khi sử dụng thuốc

Những nghiêm trọng của tác dụng phụ của thuốc như thế nào?

Các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong thời gian dùng thuốc, kể cả khi đã ngừng thuốc, nhưng thường xảy ra khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới hoặc khi thay đổi liều lượng thuốc. Hầu hết các tác dụng phụ thường nhẹ và thoáng qua, tuy nhiên vẫn tồn tại những tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc kéo dài trong suốt thời gian dùng thuốc.

Ví dụ tác dụng phụ gây ho của thuốc ức chế men chuyển dùng trong điều trị tăng huyết áp sẽ xảy ra trong suốt thời gian dùng thuốc, những cơn ho này không giảm khi dùng thuốc trị ho. Nếu các cơn ho gây cản trở đến cuộc sống sinh hoạt bình thường của bạn, hãy báo cho bác sĩ để được thay đổi liệu pháp điều trị thích hợp. Các tác dụng phụ nghiêm trọng như có máu trong phân hoặc nước tiểu, khó thở, nhìn mờ, đau đầu dữ dội cần phải báo ngay cho bác sĩ.

Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tất cả các thuốc đều tiềm tàng tác dụng phụ, nhưng một số nhóm thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn các thuốc khác và cần theo dõi trên những đối tượng nguy cơ. Các thuốc điều trị đái tháo đường như insulin tác dụng nhanh, thuốc nhóm sulfonylurea gây hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, thuốc chống đông như warfarin có thể gây chảy máu. Do vậy, người bệnh cần hỏi bác sĩ/dược sĩ về những tác dụng phụ thường xảy ra cũng như những trường hợp nào cần phải báo ngay cho cơ sở y tế.

Việc mua thuốc tại các nhà thuốc mà không có đơn của bác sĩ có nguy hiểm không ?

Mặc dù các thuốc không kê đơn có thể được mua dễ dàng tại các nhà thuốc mà không có đơn bác sĩ, tuy nhiên chúng vẫn có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với những thuốc khác. Hãy báo cho bác sĩ/dược sĩ trước khi có ý định sử dụng bất kỳ một loại thuốc không kê đơn nào để đảm bảo rằng chúng an toàn với bạn. Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh giáp trạng, bệnh nhân cần tránh sử dụng các thuốc điều trị cảm lạnh, mà cụ thể là các thuốc chống sung huyết pseudoephedrine vì có thể gây lơ mơ, buồn ngủ và gây tương tác thuốc.

Các vitamin, thực phẩm chức năng và thảo dược cũng có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác thuốc. Ví dụ, các vitamin nhóm B có thể gây tổn thương cơ và thận khi dùng chung với thuốc điều trị tăng mỡ máu nhóm statin. Người bệnh tăng huyết áp không nên dùng đương quy khi đang điều trị bằng thuốc lợi tiểu thiazide và không nên dùng ma hoàng, nhân sâm do chúng có thể làm tình trạng của bệnh tăng huyết áp trở nên xấu hơn.

Bên cạnh việc kiểm tra các tương tác và độ an toàn của các loại thực phẩm chức năng hay thảo dược, các bác sĩ/dược sĩ còn có thể tư vấn cho bạn những chế phẩm có uy tín và chất lượng.

Cần tuân thủ những gì dược sĩ bác sĩ đã dặn dò

Cần tuân thủ những gì dược sĩ bác sĩ đã dặn dò

Khi uống thuốc không đúng giờ và quên uống thuốc phải làm như thế nào?

Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng đến hiệu quả điều trị của thuốc. Bác sĩ sẽ không thể biết được hiệu quả hay đáp ứng của thuốc nếu không biết được cách bệnh nhân uống thuốc. Một bệnh nhân tăng huyết áp được kê đơn một loại thuốc cần uống 2 lần/ngày, nhưng bệnh nhân lại không tuân thủ điều trị, dẫn đến không đạt mục tiêu huyết áp, khi tái khám bác sĩ có thể sẽ phải tăng liều hoặc kê thêm thuốc mới.

Có rất nhiều lý do khiến bệnh nhân ngừng uống hoặc quên uống thuốc. Có thể là bệnh nhân quên do các thuốc phải uống vào quá nhiều thời điểm khác nhau, thời điểm uống thuốc không thuận lợi hay tác dụng phụ của thuốc làm bệnh nhân khó chịu. Hãy thảo luận với bác sĩ bất kỳ vấn đề nào liên quan đến việc dùng thuốc để được điều chỉnh đơn thuốc hợp lý nhất. Nếu hay quên, bệnh nhân có thể tham khảo các ứng dụng nhắc uống thuốc hoặc sử dụng hộp chia liều thuốc được bán rộng rãi.

Có nên tự ý thay đổi liều thuốc không?

Khi bị bệnh, theo tâm lý chung, bệnh nhân thường muốn hết bệnh nhanh, nên khi thấy thuốc chậm phát huy tác dụng đã tự ý tăng liều thuốc. Bệnh nhân cần biết rằng, rất nhiều thuốc cần một thời gian uống nhất định, có thể kéo dài đến vài tuần mới đạt được hiệu quả. Tăng liều thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là đối với các thuốc chống trầm cảm hay thuốc tim mạch nhóm chẹn beta giao cảm. Có khi, bệnh nhân uống thuốc, thấy bệnh đỡ, liền tự ý ngừng thuốc. Không chỉ tăng liều, mà việc dừng đột ngột các thuốc này cũng có thể dẫn đến các tai biến nguy hiểm như đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim.

Do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ chính xác chỉ định và liều lượng của bác sĩ, không được thay đổi liều lượng hay dừng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguồn: Dược sĩ