Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Bồ công anh vị thuốc Giải độc gan, thanh lọc cơ thể, ngừa Ung thư

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bồ công anh là loài thảo dược có công dụng rất hữu ích trong y học. Bồ công anh giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan, phòng ngừa Ung thư… Bồ công anh còn sử dụng thay trà uống hàng ngày.

Cây bồ công anh

Bạn hãy cùng Giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu thêm về vị thuốc này nhé!

Tên khác: Rau diếp hoang, rau bồ cóc, mũi mác, rau lưỡi cày,

Tên khoa học: Lactuca indica – Asteraceae. thuộc họ cúc

1.Đặc điểm chung cây bồ công anh

1.Mô tả thực vật:

  • Là một thảo dược có, Thân cây nhỏ, cao khoảng 1 – 3m mọc thẳng, nhẵn và không có cành hoặc rất ít cành; nhiều nhựa trắng đục.
  • Lá cây có nhiều hình dạng khác nhau, toàn cây có chứa nhựa màu trắng như sữa, vị đắng;.
  • Hoa có 2 loại vàng và tím. hoàng hoa địa đinh là Hoa màu vàng , tử hoa địa đinh là hoa màu tím.
  • Cả 2 đều được dùng làm thuốc như nhau.

2.Phân bố

Ở miền Bắc nước ta cây mọc hoang nhiều.

2.Bộ phận dùng

Theo kiến thức y dược dùng toàn cây ở dạng tươi hay khô tùy thích.

Bồ công anh tươi còn được sử dụng như một loại rau. Có thể dùng hoa và lá bồ công anh để nấu canh, làm salad, luộc, xào…

  • Lá giàu vitamin A và C cũng như canxi và cung cấp cho bạn nhiều chất sắt hơn rau bó xôi.
  • Hoa bồ công anh có chứa beta-carotene, tiền thân của vitamin A.

3.Thành phần hóa học trong Bồ công anh

Trong dược dược này có chứa nhiều:

  • Protein, glucid, chất xơ, carotene, vitamin C.
  • Có chứa lactuxerin (ete axetic của lactuxerola α và lactuxerola β), lactucopicrin, lactuxin. acid lacturic, Lactucopicrin là este p.hydroxy phenylaxetic của lactuxin.
  • β amyrin, taraxasterol, germanicol.Và một lượng lớn polyphenol, vitamin C và vitamin E trong thực phẩm này đã được tìm thấy.

Ngoài ra, trong lá còn có mốt số thành phần vi lượng như canci, kali, phospho, magie, sắt.

Bồ công anh

4.Tác dụng dược lý của Bồ công anh

* Theo YHCT: Bồ công anh tính lạnh, vị đắng ngọt, lợi về kinh gan và dạ dày; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát huyết, tiêu các khối u, thông sữa, thanh gan, sáng mắt.

Với tác dụng tiêu độc mụn nhọt, được dùng chữa đau mắt đỏ, sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ hay đinh râu, viêm đường hô hấp, viêm dạ dày, ăn uống kém tiêu.

* Theo y học hiện đại:

Theo nghiên cứu dược liệu này có chất nhựa và chất đắng và nhiều hoạt chất được tạo nên, các thành phần này có nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Đặc biệt là các tác dụng làm mát gan, đẹp da và giải độc gan từ thảo dược này.

  1. Có tác dụng Bảo vệ gan (mát gan, giải độc gan)

Có chứa nhiều hoạt chất chống viêc, kháng khuẩn và tăng cường đào thải các độc tố trong gan, tính mát từ cây thuốc Nên giúp cơ thể thanh nhiệt, rất hiệu quả trong việc giải độc gan.

Vị thảo dược này còn giúp đào thải axit uric gây ra bệnh Gout ở người và giúp giảm thiểu tích tụ mỡ thừa giúp chữa trị hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ.

  1. Kháng khuẩn, kháng viêm

Toàn cây Bồ công anh chứa sterol, choline, inulin và pectin. Những thành phần này có tác dụng diệt khuẩn mạnh và nấm nên thường được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh viêm và nhiễm trùng.

Trên lâm sàng, chủ yếu được sử dụng để chữa trị viêm tuyến vú cấp tính, viêm hạch bạch huyết, viêm kết mạc cấp tính, viêm amidan cấp tính, viêm phế quản cấp tính và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nên thảo dược này có tác dụng tiêu viêm và sát khuẩn, sát trùng, diệt nấm và các vi khuẩn ngoài da.

  1. Đặc tính chống oxy hóa

Hoạt chất Acid caffeic có công lớn trong tác dụng chống oxy hóa từ Bồ công anh. Thể hiện qua việc ức chế các gốc tự do với một vi lượng nhỏ. Ngoài ra, hoạt chất glycoside flavonoid của thực vật này sau khi được chuyển hóa cũng trở thành một hoạt chất chống oxy hóa trong huyết tương. Vì vậy, hàm lượng polyphenol, flavonoid và flavonol cao tương quan tốt với hoạt động chống oxy hóa.

  1. Thị giác thì sao

Do hoạt chất lutein chủ yếu liên quan đến thị giác. Và Caroten này tích lũy trong võng mạc nơi nó hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra ánh sáng. Lutein không được tổng hợp ở người và phải được lấy từ thực phẩm. Và vị thảo dược này chứa một lượng không nhỏ lutein.

Thiếu hụt lutein cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến nguyên nhân của một số bệnh. Như thoái hóa điểm vàng lão hóa và đục thủy tinh thể.

5. Các Bài thuốc chữa bệnh từ bồ công anh

1.Chữa hói đầu

  • Bồ công anh 150g, đậu đen 500g.
  • Đem sắc kỹ lấy nước, lọc bỏ bã, thêm đường phèn vừa đủ vào, rôi cô lại cho khô.
  • Uống ngày 2 lần, lần 50g/lần.

2.Thuốc uống thông sữa

– Dùng Bồ công anh 60g tươi,sạch, thêm ít muối xay,rồi lọc lấy nước uống, bã thuốc bọc trong vải sạch đắp lên vú. Dùng 2 thang sẽ có hiệu nghiệm.

– Chữa trị tắc tia sữa, sưng vú:

Dùng lá bồ công 20g anh đem đun với nước uống hàng ngày hoặc lá bồ công anh tươi 30 – 40g rửa sạch và thêm ít muối, giã nát lấy nước uống, còn bã đem đắp lên vị trí vú bị sưng đau. Thường chỉ cần dùng 2 – 3 lần là đã đem lại hiệu quả tốt.

Vị thuốc bồ công anh

3.Chữa trị mụn trứng cá

Bồ công anh, kim ngân hoa  mỗi vị 15g, Sơn tra và hổ trượng mỗi vị 12g, chỉ xác sao và đại hoàng tẩm rượu mỗi vị 10g.Đem sắc. uống 1 thang/ ngày, chia 2 lần /ngày

4.Chữa trị viêm dạ dày

– Bồ công anh và chung nhũ thạch mỗi vị 30g, nhục quế 5g, cam thảo 6g, hoàng bá 10g, nghiền chung thành bột. Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 10g.

– Dùng lá bồ công anh khô 20g, 15g khôi tía khô và 10g khổ sâm khô.

Hỗn hợp thu được đem đun với khoảng 1 lít nước đến khi dung dịch cạn còn khoảng 400ml nước thì ngưng và đem chắt nước uống trong ngày.Dùng liên tục trong 10 ngày, rồi nghỉ 3 ngày và lặp lại chu kỳ như trên cho đến khi khỏi bệnh;

5.Chữa trị đau mắt đỏ 

Bồ công anh 40g, dành dành 12g. Sắc uống trong ngày.

6.Thuốc chữa trị quai bị

30g Bồ công anh tươi, giã đắp lên chỗ đau.

7.Hỗ trợ chữa trị viêm gan cấp tính

Bồ công anh 20g, nhân trần 30g, bản lam căn 15g, tử thảo và xa tiền tử mỗi vị 10g.Sắc uống 1 thang/ngày , chia 2 lần /ngày.

8.Trà bồ công anh

  • Trà được chế biến từ cây bồ công anh khô, hoa hay rễ.
  • Có tác dụng mát gan, thải độc của loại thảo dược này nên làm nước uống thây trà.
  • Ngâm rễ hay hoa trong nước sôi. Bạn có thể thêm mật ong hoặc chút bột quế tùy thích để tăng hương vị khi thưởng thức trà bồ công anh.

9.Chế nước uống rễ bồ công anh

Dùngrễ cây bồ công anh nướng lên để làm nước uống buổi sáng thay cà phê.

Đem rửa sạch, rồi xắt nhỏ phần rễ và nướng ở nhiệt độ 200ºC trong khoảng 1 giờ để rễ khô hoàn toàn. Có thể ngâm rễ đã nướng trong nước sôi khoảng 10 phút trước khi uống.

10.Chữa trị mụn nhọt, rắn độc cắn

Vị trí mụn nhọt hoặc rắn độc cắn sau khi hút hết độc tố tiến hành lấy lá bồ công anh tươi giã nát, cho thêm một ít muối đắp lên vùng da bị mụn hoặc bị rắn cắn, dùng gạc băng vết thương lại.

Dùng bài thuốc mỗi ngày một lần, liên tục trong 1 tuần;

11.Chữa trị viêm túi mật, polyp túi mật

Sử dụng 30g lá bồ công anh phơi khô pha với nước nóng, uống như trà mỗi ngày;

6.Những lưu ý gì khi sử dụng bồ công anh

Khi sử dụng bồ công anh trong điều trị bệnh cần lưu ý những vấn đề sau và cần lưu ý những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, không được dùng
  • Những người mẫn cảm, dị ứng với loại thảo dược này
  • Không dùng cho người có bệnh đái tháo đường, mất cân bằng điện – nước sinh lý, tăng huyết áp hoặc suy tim sung huyết
  • Người mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh tiêu hóa, tắc nghẽn ống dẫn mật, tắc ruột hoặc dị ứng nhựa cao su cũng không nên dùng.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Bồ công anh là thảo dược tự nhiên dễ tìm thấy và là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh. Tuy nhiên bồ công anh có thể gây ra những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất./.

Ds.CKI.Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN