Actiso được biết như “thần dược” mát gan, giải độc gan đã từ lâu. Ngày nay, Actiso được xem là một trong những dược liệu quý chữa trị nhiều bệnh. Atiso còn là thực phẩm được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp… Bên cạnh đó, sử dụng thảo dược này mỗi ngày giúp cho bạn có một làn da đẹp, khỏe, không bị khô ráp.
- Những thông tin tổng quan về bệnh lý động kinh
- Sodium bicarbonate là thuốc gì
- Furosemide thuốc lợi tiểu thải kali và những lưu ý khi sử dụng
Actiso thần dược mát gan
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu biết rõ thêm về tác dụng của dược liệu quý này.
1.Giới thiệu chung về Actiso
- Tên gọi khác: Ác-ti-sô
- Tên khoa học: Cynara scolymus thuộc họ Cúc – Asteraceae.
1.Mô tả đặc điểm thực vật
- Cây thảo, sống lâu năm. Cây được người Pháp di thực vào trồng ở nước ta ở vùng có khí hậu lạnh từ thế kỉ XIX, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo.
- Cây cao gần 1 – 2m, trên thân và lá có lông trắng như bông.
- Lá to và mọc cách, có phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới lá có lông trắng.
- Có cụm hoa to mọc ở ngọn thân, lá bắc ngoài của cụm hoa dầy và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa của cây Actiso ăn được.
- Lá, hoa, rễ và thân của thảo dược này đều được dùng làm thuốc.
2.Phân bố – thu hái:
Theo Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Actiso là cây thuốc nam quý có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được người Pháp mang sang trồng ở việt Nam từ những năm của thế kỷ 19, có khí hậu ôn đới; ở nước ta cây được trồng chủ yếu ở những nơi khí hậu lạnh như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo.
Cây thường được trồng vào tháng 10 -11 hằng năm, và thu hoạch khi cây ra hoa hoặc lúc cây đã đủ tuổi trưởng thành.
Chế biến: Cây atiso thu hoạch được rửa sạch, đem đi sấy, phơi khô.
Bảo quản: Cây atiso phơi khô tự nhiên, vì không sử dụng chất bảo quản rất dễ lên mốc, nên cần được bảo quản trong gói kín.
2.Bộ phận dùng cây Actiso:
- Lá (Folium Cynarae scolymi) và Hoa (Flos Cynarae scolym.) được dùng là thuốc.
- Lá hái lúc sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, lá hái trước tết âm lịch một tháng.
- Lá sau khi thu hái đêm rửa sạch và được phơi hoặc sấy khô.
- Rễ và thân cây Actisoo cũng được dùng làm thuốc
- Đế hoa và lá bắc của cây còn dùng làm thức ăn
3.Thành phần hóa học chứa trong Actiso
+ Lá có chứa: Các acid hữu cơ như acid phenol, các sản phẩm của sự thủy phân, acid succinic, acid alcol và hợp chất flavonoid bao gồm scolymozid, cynarozid., đặc biệt là cyanidin và tannin.
+ Trong thân và lá Atiso: trong thân và lá Atiso chứa nhiều hữu cơ kim loại như canxi, magie, kali, natri.
+Hoa Atiso: chứa 9,3% là chất carbohydrate và 1,5% là chất xơ, bên cạnh đó còn có nhiều vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể như kali, magie, lưu huỳnh, canxi…
+Rễ Atiso: rễ Atiso có chứa nhiều acid caffeic như sesquiterpen lacton, clorogenic…
Ngoài ra trong cây còn có:
- Tinh dầu dễ bay hơi bao gồm carotenoid, terpenoid.
- Axit béo như axit linoleic, oleic, palmitic và stearic.
- Các hợp chất không bão hòa khác, như axit acrylic hydroxymethyl và polyacetylen, axit citric, malic, lactic, succinic và glycemia, monosacarit, oligosacarit.
- Polysacarit khác như chất nhầy, pectin, inulin, protein, ….
4.Công dụng – Tác dụng của Actiso
Theo kiến thức y dược Atiso là dược liệu có vị đắng, tính mát và nhuận trường.
* Theo Y học cổ truyền
- Đối với các bệnh tiểu đường, thường được khuyên dùng cụm hoa atiso, bởi cụm hoa chứa một lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat.
- Lọc thải các độc tố có trong gan, giúp mát gan, giải nhiệt.
- Lá thường có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, điều trị các bệnh phù, thấp khớp.
* Theo y học hiện đại
1.Tác dụng bảo vệ gan
Nhờ hoạt chất axit caffeoylquinic và Cynarin, là những chất chống oxy hóa có trong Actiso, đã được minh chứng là có thể bảo vệ gan. Và giúp làm giảm nồng độ các độc tố có hại cho gan. Có tác dụng chữa trị các tế bào gan bị tổn thương.
2.Tác dụng lợi mật
Actiso giúp làm tăng bài tiết dịch mật, bằng cách tăng hoạt động các enzyme, tăng lưu lượng máu đến gan. Trên thực tế, “thần dược” này giúp chống lại các chứng khó tiêu kèm cảm giác, buồn nôn và nôn, đầy trướng bụng, đau bụng
3.Giúp cho xương khỏe mạnh
Các khoáng chất có trong Actiso rất tốt cho hệ xương như mangan, photpho và magiê. giúp tăng mật độ khoáng chất để giữ cho xương chắc khỏe.
4.Giúp cho trái tim khỏe mạnh
Các hợp chất trong Actiso có thể giúp giảm mức độ cholesterol xấu, đồng thời, tăng mức độ cholesterol tốt. Cholesterol xấu trong các mạch máu, có thể gây ra tắc mạch, xơ vữa… rất nguy hiểm. Thảo dược này có thể giúp hạ lipid máu, giảm các cholesterol xấu trong cơ thể.
Ngoài ra, thảo dược này còn chứa các muối kali, giúp làm giảm tác dụng của natri – gây tăng huyết áp. Do đó,giúp ổn định huyết áp, giúp giảm các bệnh lý tim mạch.
Giúp cho trái tim khỏe mạnh
5.Chống ung thư
Actiso có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại ung thư. Do có chứa các chất chống oxy hóa rất tốt nên có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, biến đổi gene dẫn đến ung thư. Nên với một chế độ dinh dưỡng có Actiso thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
6.Hạ đường huyết
Actiso chứa khoảng 2% insulin khi chín hoàn toàn. Do đó, nó là một loại thực phẩm được khuyến cáo nên dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
7.Bảo vệ tế bào não
Actiso được chứng minh có lợi cho sức khỏe não bộ do Photpho có nhiều trong thực phẩm này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào não. Ngoài ra, thảo dược này giúp giãn mạch, tăng tuần hoàn máu não.
8.Giảm cân
Do lượng calo và chất béo thấp, nên bạn có thể dùng thực phẩm này mà không lo tăng cân.Ngoài ra, nó là một nguồn chất xơ tuyệt vời tốt cho hệ tiêu hóa.Bên cạnh việc sử dụng Actiso, nên kết hợp chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để giảm cân an toàn và hiệu quả.
9.Giảm dị tật thai nhi
Các chất dinh dưỡng trong Actiso giúp làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. Axit folic trong thực phẩm này có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. nên bổ sung trước và trong khi mang thai acid folic để giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở não hoặc cột sống.
5.Một số bài thuốc hay từ Actiso:
1.Hỗ trợ chữa trị tiểu đường:
- C1: Lá và hoa Atiso luộc lên ăn như rau thường ngày.
- C2: Hoa atisô 50g phơi khô rồi tán nhỏ, mỗi lần dùng 2g, pha như pha nước trà.
2.Chữa trị Hạ đường huyết:
Hoa Atiso phơi hoặc sấy khô, tán bột. Pha như trà uống hàng ngày.
3.Giúp Bồi bổ sức khỏe:
Lá Atiso 100g; Ý dĩ: 50g; Gan lợn: 100g.Đem hầm ba loại này để làm thức ăn bổ dưỡng. Sử dụng khoảng 5 ngày/ lần.
4.Giúp hỗ trợ làm giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt:
Sử dụng thân cây atiso và rễ mỗi vị 40gam, cụm hoa 20 gram đem phơi khô và tán nhỏ.Pha 2 g/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà.Dùng hoa atisô 50g, cà rốt 50g, khoai tây 100g, xương sườn lợn 150g, gia vị vừa đủ đem ninh nhừ.Ăn 1 lần/ngày cần ăn liên tục 5-10 ngày.
5.Hỗ trợ tăng cường chức năng gan, giúp cơ thể giải độc:
Dùng hoa atisô 50g, gan lợn 100g, gia vị vừa đủ đun sôi khoảng 20 phút.Ngày ăn 1 – 2 lần, ăn liên tục 5 – 10 ngày.Ngày nay, atiso thường được dùng để chế biến thành các loại trà dạng túi lọc tiện lợi. Bạn chỉ cần ngâm túi trà trong nước nóng là có thể uống được ngay.Uống một tách trà atiso có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Không những vậy, trà atiso có thể giúp giảm cân, giảm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu.
Các bài thuốc từ cây atiso để chữa trị các bệnh lý về tim mạch, gan, thận
6.Những lưu ý khi dùng
Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội: Atiso có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, khi dùng cần lưu ý một số điểm sau:
- Atiso dễ gây cảm giác đói và làm người dùng cảm thấy yếu sức, nên cảm thấy tăng sự thèm ăn.
- Nên sử dụng liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng. vì dùng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến gan, thận.
- Dễ gây dị ứng có thể gây ngứa, mẩn đỏ do tiếp xúc với nó vifcaay có chứa nhiều gai và lông tơ.
- Cây Atiso có thể gây dị ứng đối với một số đối tượng nên cần lưu ý thành phần dược chất Atiso
- Đối với những người gặp vấn đề về mật, hoặc bệnh tắc ống mật thì tuyệt đối không nên sử dụng bông Atiso.
- Khi dùng Atiso nên thường xuyên kiểm tra đường huyết, tránh trường hợp hạ đường huyết quá thấp
- Tuyệt đối không nên sử dụng Atiso Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Actiso là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Bên cạnh đó thảo dược này còn được cho là “thần dược” giúp mát gan, giải độc gan và đem lại nhiều lợi ích khác cho sức. Việc xác định độ an toàn của loài cây này còn nguyên cứu. Do đó, việc sử dụng cần cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Nên bạn cần có ý kiến tư vấn của thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng vị thuốc này./.
Ds.CKI. Nguyễn Quốc Trung
Xem thêm: duocsi.edu.vn