Chỉ số đường huyết lúc đói (trước ăn) là một xét nghiệm cận lâm sàng giúp cho việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường cũng như là tiền đái tháo đường. Và chỉ số đường huyết lúc đói cần được theo dõi liên tục và thường xuyên trong quá trình điều trị cho những bệnh nhân đái tháo đường để có thể điều chỉnh liều thuốc điều trị phù hợp nhất.
- Chúng ta nên ăn gì khi cơ thể bị kiệt sức
- 10 kĩ năng cần có để sinh viên thành công
- Loài cá đặc sản đất Quảng Nam, bổ dưỡng, giúp sáng mắt
Xét nghiệm đường mao mạch
1.Xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói là gì
Theo giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Chỉ số đường huyết lúc đói là đường huyết được đo vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở lên, khi đó bạn chưa ăn, uống bất cứ đồ ăn hay thức uống gì (có thể uống nước lọc). Chỉ số này là cách nhanh và đơn giản nhất có giá trị giúp chẩn đoán và xác định bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường, cũng như có thể theo dõi hiệu quả điều trị bệnh nhân mắc đái tháo đường.
Chỉ số đường huyết lúc đói bình thường là từ 3.9 mmol/l đến 5.5 mmol/l.
Theo khuyến nghị đến từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), nếu từ độ tuổi 45 tuổi trở lên và không có những biểu hiện yếu tố nguy cơ đái tháo đường, thì cũng cần thực hiện xét nghiệm đường huyết lúc đói khoảng 2 năm 1 lần để có thể theo dõi sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Còn các trường hợp mà có nhiều biểu hiện yếu tố nguy cơ cao thì cần phải làm xét nghiệm đường máu đói 1 năm 1 lần để giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời bệnh đái tháo đường bao gồm các trường hợp như:
- Các thành viên trong gia đình có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường type 2
- Những phụ nữ mang thai mắc phải đái tháo đường thai kỳ hay sinh con nặng 4000g trở lên
- Người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như tăng huyết áp và đang điều trị bằng thuốc huyết áp.
- Đối tượng có các chỉ số mỡ máu cao, HDL thấp
- Người mắc phải hội chứng đề kháng insulin hay những bệnh lý liên quan đến vấn đề kháng insulin.
Trong các trường hợp người bệnh được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường hay đái tháo đường cần phải được kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói hàng tuần, hàng tháng và theo dõi thường xuyên, liên tục theo hướng dẫn của bác sĩ.
2.Các cách xét nghiệm đường đói
Ta có thể xét nghiệm đường đói bằng cách lấy máu tĩnh mạch là cách làm hay sử dụng và chính xác nhất, hoặc nếu muốn theo dõi thường xuyên và đơn giản hơn ta có thể đo đường máu mao mạch lúc đói, thường những bệnh nhân đái tháo đường sẽ theo dõi hàng ngày bằng đường mao mạch.
3.Những phương pháp xét nghiệm tiểu đường khác
+Xét nghiệm đường (glucose) huyết tương định kỳ:
Đây là một phương pháp để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ta sẽ lấy máu xét nghiệm lượng đường có trong máu tại một thời điểm bất kỳ và không liên quan tới thời gian bữa ăn cuối cùng của người đó là khi nào. Xét nghiệm này chúng ta cũng không phải kiêng ăn trước khi lấy máu.
Nồng độ glucose trong máu lớn hơn 200 mg/dL có thể người đó đang mắc bệnh đái tháo đường.
+ Xét nghiệm dung nạp đường (glucose) qua đường uống
Đây là cũng một phương pháp được sử dụng để phát hiện bệnh đái tháo đường, thường chỉ định xét nghiệm này với những người đang trong giai đoạn thai kỳ để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ hay là chỉ định cho những người nghi ngờ mắc tiểu đường type 2 nhưng có mức đường huyết lúc đói bình thường. Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng được chỉ định để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường.
+ Xét nghiệm đường HbA1c
Đây là một xét nghiệm máu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường và sử dụng để xác định mức độ kiểm soát bệnh của người mắc bệnh tiểu đường.
Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm chỉ số trung bình đường máu của bạn trong khoảng thời gian tầm 3 tháng và có thể xét nghiệm cùng với theo dõi lượng đường huyết mỗi ngày tại nhà để giúp điều chỉnh thuốc điều trị tiểu đường phù hợp. Nếu HbA1c trên 6,5% thì cũng có thể chẩn đoán mắc đái tháo đường.
4.Các biện pháp dung để phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Theo giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Có một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng:
- Không ăn qua nhiều đường, tinh bột, chất ngọt, thay vào đó cần bổ sung chất đạm từ thịt, cá, trứng và ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
- Lưu ý không được ăn quá no, nếu có thể nên chia nhỏ các bữa ăn.
- Hạn chế thức ăn nhiều chất béo như mỡ động vật hay nội tạng động vật
- Tránh các thực phẩm có chứa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Uống nhiều nước lọc thay vì trà hay cà phê
Ăn uống khoa học, hợp lý
Tập luyện thể thao đúng và phù hợp phù hợp mình: Cần tập luyện và duy trì được thói quen tập thể dục thể thao mỗi buổi sang, nếu được thay vì dùng thang máy hãy đi cầu thang bộ vì nó tốt cho sức khỏe, cố gắng duy trì cân nặng hợp lý.
Hãy cố gắng vì chính sức khỏe đời sống và hạnh phúc của bạn.
XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN