Search
Thứ Hai 7 Tháng Mười 2024
  • :
  • :

Vi chất dinh dưỡng Đồng và sự quan trọng đối với cơ thể

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thường thì mọi người rất ít khi chú ý đến vi chất đồng có trong cơ thể, chủ yếu những vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, canxi, i-ốt,…quen thuộc hơn, vậy vi chất đồng như thế nào?

Vi chất dinh dưỡng Đồng và sự quan trọng đối với cơ thể

Vi chất dinh dưỡng Đồng và sự quan trọng đối với cơ thể

Tìm hiểu sâu hơn về vi chất đồng trong cơ thể của bạn

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Đồng là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho các loài động vật, trong đó có con người. Nó là một trong những thành phần tham gia tạo enzyme, những enzyme này là các protein giúp cho phản ứng sinh hoá học xảy ra trong các tế bào, enzyme tạo năng lượng, bảo vệ cho các tế bào không bị huỷ hoại bởi các gốc tự do, tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức và dẫn truyền thần kinh. Đồng còn tham gia vào quá trình hấp thu, dự trữ và chuyển hoá sắt. Vì vậy, triệu chứng thiếu đồng tương tự thiếu máu do thiếu sắt.

Đồng được dự trữ trong cơ thể khoảng 50-120mg, hầu hết ở gan. Nếu trong khẩu phần lượng đồng vượt quá giới hạn sẽ dẫn tới lượng đồng tăng cao ở thận. Tuy nhiên, dưới điều kiện bình thường, đồng bài tiết ít qua nước tiểu. Hầu hết đồng bài tiết qua đường mật rồi xuống đường tiêu hóa với lượng đồng tối thiểu được tái hấp thu ở tế bào ruột. Sự hấp thu và đào thải đồng qua mật sẽ làm cho đồng được bảo toàn và khép kín trong cơ thể.

Thiếu đồng như thế nào?

Hiện nay những nghiên cứu về thiếu đồng chưa nhiều nhưng các bệnh do thiếu đồng đã được phát hiện cho thấy đồng cũng rất cần được quan tâm.

  • Thiếu đồng và bệnh tim mạch

Qua các vật thí nghiệm cũng như mổ tử thi ở một số người bệnh chết liên quan đến tim mạch cho thấy thiếu đồng dẫn đến bệnh thiếu máu, bệnh liên quan đến hoạt động bất thường của tim như mạch máu và tim phình và vỡ, liên quan đến lượng cholesterol, triglicerid và glucose tăng lên trong huyết thanh. Nếu trong cuộc đời của bạn khẩu phần đồng luôn ở bên lề của giới hạn cho phép thì phải nghĩ ngay tới bệnh tim. Chứng phình động mạch được phát hiện từ năm 1957 đã biết do thiếu đồng mà nguyên nhân do thành mạch kém đàn hồi. Và nước tiểu của những người bị bệnh này được gọi là “rẻ tiền nhất”. Người ta còn thấy biểu hiện thiếu đồng trên những trẻ sinh thiếu tháng và trẻ bị suy dinh dưỡng.

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Dược năm 2019 cấp bằng chính quy

Tuyển sinh Liên thông Cao đẳng Dược năm 2019 cấp bằng chính quy

  • Thiếu đồng và “già trước tuổi”

Theo chuyên gia Trung cấp Dược cho biết: Chứng bạc tóc sớm (già trước tuổi), chứng làm da nhăn nheo do cơ kém đàn hồi, xuất hiện các quầng dưới mắt, các nếp nhăn trên mặt, làm cho bạn giống một trái táo tàu khô, da bắt đầu võng xuống ở 2 chi trên, ở ngực, ở cổ… và khi ấy các bà, các cô (nếu có điều kiện) thường hay đến mỹ viện để mổ ra các lớp lòng thòng này. Chứng đau thắt lưng do thoái hoá cột sống cũng có liên quan đến thiếu đồng.

Ngộ độc đồng như thế nào?

Thường hiếm xảy ra nhưng cũng có thể gặp. Khi đồng vượt quá giới hạn cho phép dẫn tới huỷ hoại gan. Khẩu phần vượt quá 3mg đồng mỗi ngày trong thời gian dài có thể dẫn tới bệnh có liên quan. Liều 10mg đồng mỗi ngày kéo dài trên vài tuần sẽ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như cơ thể suy yếu, buồn nôn.

Chế độ ăn được khuyến nghị cho vi chất đồng

Nhu cầu đồng trong khẩu phẩn hàng ngày nên ăn từ 1,5-3,0mg.

Nguồn cung cấp vi chất đồng từ thực phẩm

Thuỷ sản như tôm, sò, cua, ốc; gan; rau củ. Ngoài ra, lương thực như gạo, lúa mì và sản phẩm của nó và chocolate cũng là nguồn cung cấp đồng khá tốt. Tuy vậy, cần lưu ý là hấp thu đồng từ khẩu phần cũng bị ảnh hưởng bởi các thành phẩn khác trong khẩu phần. Ví dụ như: đồng sẽ bị giảm hấp thu khi khẩu phần có lượng sắt và kẽm vượt quá giới hạn. Ngược lại, nếu quá nhiều đồng cũng gây thiếu sắt. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin C sẽ làm giảm lượng đồng của cơ thể. Thử nghiệm trên chuột cũng cho thấy liều cao vitamin C dẫn tới thiếu đồng.

Nguồn: Dược sĩ