Search
Thứ Bảy 7 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Trường sinh thảo – Dược liệu quý dành cho sức khoẻ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Trường sinh thảo là một loại dược liệu được dùng điều trị một số bệnh lý trong Đông Y. Tuy nhiên, trường sinh thảo vẫn chưa phổ biến và ít người biết đến. Hãy cùng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về thông tin dược liệu trường sinh thảo qua bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm thực vật cây trường sinh thảo

Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Cây trường sinh thảo có nhiều tên gọi khác nhau như cây quyển bá, cây hồi sinh thảo hay cây hoàn dương thảo,…. Trường sinh thảo thuộc vào họ Quyển bá – Selaginellaceae. Cây có tên khoa học là Selaginella tamariscina. Bình thường, trường sinh thảo thường mọc bám trên bờ đá hay mọc ở những nơi khô cằn có nhiều sỏi đá. Tại Việt Nam, trường sinh thảo được tìm thấy nhiều và thường mọc hoang ở các vùng đồi núi hay ở vùng đồi núi thấp như ở các tỉnh Bình Thuận, Cao Bằng, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Lào Cai,…

Hình dạng thực tế cây trường sinh thảo

Theo Giảng viên Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Trường sinh thảo là loài cây thân thảo ưa sáng và có khả năng chịu khô hạn rất tốt. Cây có nhiều rễ, phần rễ và phần thân cây thường bện lại cùng nhau tạo thành một búi có hình trụ với chiều cao khoảng 10 cm.

Cành cây trường sinh thảo có nhiều lá xếp lợp vào nhau, kích thước lá dài khoảng 5 – 12 cm. Lá có hình dáng đa dạng, lá mọc không đối xứng và xếp chồng lên nhau. Khi trời nắng nóng, lá sẽ cuộn tròn vào phía trong giống một túm cây khô, đến khi trời mưa hay thời tiết trở nên ẩm ướt lá sẽ mọc vươn ra phía ngoài.

Trường sinh thảo sinh trưởng và phát triển tốt vào tháng 10 – tháng 12 tuy nhiên vào bất kỳ thời điểm nào trong năm chúng ta đều có thể tiến hành thu hoạch cây trường sinh thảo và dùng toàn bộ các bộ phận của cây để làm dược liệu điều trị bệnh. Trong thành phần hóa học của trường sinh thảo có chứa cholesterol, lutein, isocryptomerin, cryptomerin B, amentoflavon,…

2. Công dụng của dược liệu trường sinh thảo 

  • Trong Đông y, dược liệu trường sinh thảo mang tính bình và vị cay. Khi dùng ở dạng dược liệu tươi, trường sinh thảo có tác dụng hoạt huyết; ngược lại khi sao lên sẽ có tác dụng chỉ huyết. Bình thường, trường sinh thảo được sử dụng để điều trị ho, đại tiện hay nôn ra máu, rong kinh, điều hoà kinh nguyệt, trị bỏng, vàng da hay vàng mắt, viêm tụy cấp và viêm gan cấp tính,…
  • Trong Y học hiện đại: hoạt chất flavonoid trong cây trường sinh thảo có tiềm năng điều trị các phản ứng dị ứng và ức chế sự tăng trưởng của bướu và các khối u. Hoạt chất amentoflavone và biflavonoid có công dụng giãn cơ trơn qua lớp nội mạc. Ngoài ra, trường sinh thảo còn liên quan đến quá trình viêm, quá trình tự hủy tế bào hay hoại tử, cùng với đó chính là công dụng chống oxy hóa.

3. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu trường sinh thảo

Theo kiến thức y dược những đối tượng như bà bầu hay những người có cơ địa dễ bị dị ứng không được tự ý sử dụng cây trường sinh thảo để tránh gặp phải ảnh hưởng xấu đến thai kỳ hay sức khoẻ.

Phụ nữ đang mang thai không được dùng trường sinh thảo

  • Lạm dụng, dùng trường sinh thảo với liều lượng lớn sẽ khiến người dùng gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người dùng cần đảm bảo được rằng sử dụng dược liệu đúng với liều lượng đã được khuyến cáo và tuyệt đối không lạm dụng dược liệu này.
  • Khi dược liệu trường sinh thảo đã bị ẩm mốc hay bị hư hỏng, và có mùi lạ thì tuyệt đối không được sử dụng.
  • Khi đang dùng bài thuốc có cây trường sinh thảo nên có chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt hợp lý, lành mạnh để giúp nâng cao hiệu quả mà bài thuốc đem lại và cải thiện tình trạng sức khỏe.
  • Việc sử dụng không đúng cách dược liệu từ cây trường sinh thảo có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Chính vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến và sự tư vấn từ bác sĩ hay các chuyên viên y tế trước khi tiến hành sử dụng trường sinh thảo để chữa bệnh. Cần nắm rõ được những thông tin có liên quan đến cách dùng, liều lượng phù hợp cho bản thân hay những tác dụng phụ có thể gặp phải.

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Trong quá trình dùng dược liệu trường sinh thảo nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào xuất hiện thì người dùng nên dừng thuốc lập tức. Đồng thời nên đến gặp bác sĩ và nhân viên y tế để được thăm khám và kiểm tra để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Tóm lại, cây trường sinh thảo là một loại dược liệu dùng để điều trị bệnh. Chúng ta cần lưu ý rằng việc sử dụng dược liệu trường sinh thảo cần phải tuân thủ theo đúng sự tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ/ nhân viên y tế. Điều này sẽ giúp đảm bảo được độ an toàn trong quá trình sử dụng và hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn, đem lại hiệu quả điều trị mong muốn.

XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN