Choáng trọng lực là một tình trạng xảy ra sau khi chạy hết cự ly về đích ngã xuống và mất tri giác tạm thời trong thời gian ngắn.
- Những loại thực phẩm có khả năng làm giảm trí nhớ nhanh chóng
- Vi chất dinh dưỡng Đồng và sự quan trọng đối với cơ thể
- Bật mí những loại trái cây giúp giảm cân hiệu quả
Tìm hiểu về tình trạng choáng trọng lực
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với giảng viên chuyên ngành thể chất đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur. Hãy cùng chuyên mục hỏi đáp Y dược theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!
Hỏi: Thưa giảng viên, triệu chứng của choáng trọng lực khi tập luyện thể thao là gì?
Trả lời:
Vận động viên mất tri giác và ngã xuống, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân lạnh, người mệt, tim đập chậm, yếu, đồng tử co lại.
Triệu chứng này chỉ xuất hiện thời gian ngắn cơ thể sẽ hồi phục lại.
Bệnh này thường xuất hiện trong hoạt động của các môn chạy trong Điền Kinh.
Hỏi: Thưa giảng viên, nguyên nhân của choáng trọng lực khi tập luyện thể thao là gì?
Trả lời:
Sau khi vận động nhanh lớn, đột nhiên giảm tốc độ hoặc đứng dừng lại ngay mà không tiếp tục vận động nhẹ nhàng thì dễ bị choáng ngất. Do khi vận động máu tập trung nhiều về các cơ quan vận động, lượng máu lưu thông trong tuần hoàn tăng lên rõ rệt (gấp 30 lần so với yên tĩnh).
Nhờ các đông tác vận động làm cho các nhóm cơ phải luôn co rút và thả lỏng, nên máu được lưu thông trong vòng tuần hoàn dễ dàng. Khi cơ bắp dừng hoạt động đột, tốc độ máu lưu thông ở trong mao mạch bị cản trở, thêm trọng lực của cơ thể dồn vào các chi dưới làm một lượng lớn máu tích tụ ở tĩnh mạch các chi dưới nên lượng máu về tim rất thấp.
Các yếu tố đó làm cho máu lưu thông lên não ít khiến não thiếu Oxy đột ngột gây ngất và mất tri giác trong thời gian ngắn.
Ví dụ trong môn điền kinh như: Chạy cự ly ngắn 60m, 100m …ta thấy người tập có triệu chứng như, khi người tập (sinh viên, vận động viên, học sinh) chạy về đích dừng lại đột ngột mất tri giác, choáng, cảm thấy toàn thân vô lực, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn. Mặt tái xanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh. Tim đập chậm yếu, nhịp thở chậm, đồng tử mắt co lại.
Hỏi: Khi gặp những trường hợp như thế cần xử lý như thế nào?
Trả lời:
Theo như chia sẻ từ chuyên mục sức khỏe đời sống thì khi gặp trường hợp như thế ngay lập tức đưa người tập (sinh viên, vận động viên, học sinh) vào nơi thoáng mát (mùa hè) ấm áp (mùa đông).
Đặt người tập nằm ngửa, chân cao hơn đầu, gối đầu thấp, nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông, dùng động tác xoa đẩy từ cẳng chân lên đùi để đẩy máu về tim kết hợp bấm huyệt Nhân trung, Bách hội, dũng tuyền làm cho tỉnh lại.
Nếu ngừng thở, ngừng tim phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Sau khi đã hồi tỉnh có thể lau người bằng nước ấm, cho uống nước đường nóng.
Xử lý và phòng ngừa tình trạng choáng trọng lực
Hỏi: Giải pháp và cách phòng ngừa ra sao?
Trả lời:
Trong khi tập luyện hoặc trong thi đấu giảng viên, huấn luyện viên luôn phải nhắc nhở người tập (sinh viên hoặc học sinh, vận động viên) khi về tới đích không nên dừng lại đột ngột mà phải tiếp tục chạy với tốc độ giảm dần, hít thở sâu nhịp nhàng trong khoảng thời gian thích hợp giúp hệ tuần hoàn và hô hấp được phục hồi mới đi bộ và dừng lại hoàn toàn.
Hỏi: Là giảng viên chuyên ngành thể thao, giảng viên có lời khuyên gì với các em sinh viên khi luyện tập thể thao không?
Trả lời:
Đối với tập luyện thể dục thể thao người tập luôn phải nghe theo sự hướng dẫn của giảng viên hoặc huấn luyện viên.
Trước khi vào các bài luyện tập cụ thể người tập cần khởi động thật kỹ trước luyện tập. Đặc biệt đối với môn chạy Điền kinh bệnh choáng trọng lực là những bệnh hay gặp nhất trong khi luyện tập, cần người tập tìm hiểu kỹ về các vấn đề xảy ra. Đối với bệnh choáng trọng lực trong luyện tập người tập không được dừng đột ngột khi đang chạy. Đó là nguyên nhân chính gây ra bệnh choáng trọng lực để sinh viên, vận động viên, học sinh chú ý khi luyện tập.
Nguồn: duocsi.edu.vn