Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm với ưu điểm giảm đau nhanh, tức thời, đang được nhiều người lựa chọn. Cùng tìm hiểu các loại thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây nhé.
- Những thực phẩm nào giúp bổ sung Vitamin A cho cơ thể?
- Nên sử dụng men vi sinh uống trước hay là sau khi ăn là tốt?
- Có các dạng thuốc sắt nào giúp bổ sung thuốc sắt cho trẻ em?
Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép lên các dây thần kinh trong cột sống, gây đau, yếu và tê ở cổ, lưng, cánh tay, chân
TOP 4 LOẠI THUỐC CHỮA BỆNH THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM HIỆN NAY
Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có nhiều loại. Dựa vào từng đặc tính của từng nhóm thuốc, cơ địa cũng như mức độ phát triển bệnh lý của người bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn cho họ sử dụng loại thuốc phù hợp và chính xác nhất. Dưới đây là 4 loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm thường dùng hiện nay:
Nhóm thuốc giảm đau chữa thoát vị đĩa đệm
Đây là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt đơn thuần, không chứa chất gây nghiện. Các thuốc trong nhóm này như: Aspirin, Paracetamol, và một số NSAID.
Thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm thuộc nhóm giảm đau có công dụng là tác dụng nhanh chóng, giảm đau tức thì. Từ đó, các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cũng giảm xuống và phục hồi bệnh tốt hơn.
Lưu ý: Nhóm thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ như ảnh hưởng tới dạ dày, gan, thận,… Cho nên, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để không có bất cứ biến chứng gì xảy ra.
Thuốc chống viêm không steroid
Trên thị trường, thuốc giảm đau chống viêm không steroid đã bày bán phổ biến và được chia thành nhiều loại, trong đó thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thường dùng là
diclofenac và meloxicam… dùng đường uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ.
- Diclofenac:
Dạng và hàm lượng:
+ Viên nén 25mg, 50mg.
+ Viên đạn 25mg, 100mg.
+ Ống tiêm 75mg/2 ml, 75mg/3 ml.
+ Gel dùng ngoài 10mg/g.
Chỉ định: Dùng cho người bị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm.
Liều dùng: Người lớn uống thuốc từ 75 – 150mg/ngày chia thành 2 – 3 lần, sáng tối, trẻ em uống dưới 10mg/ngày và cần theo chỉ định của bác sĩ.
- Meloxicam:
Dạng và hàm lượng:
+ Viêm nén 7,5 mg; 15mg.
+ Ống tiêm 15mg/1,5 ml.
+ Viêm đặt trực tràng 7,5 mg.
Chỉ định: Điều trị thoát vị đĩa đệm trong thời gian ngắn.
Liều dùng: Meloxicam dạng tiêm bắp chỉ tiêm 1 lần/ngày, không quá 15mg/ngày; đối với dạng uống nên uống 7,5mg/lần/ngày. Thuốc chỉ nên dùng dưới dạng liều thấp, tác dụng trong thời gian ngắn. Bệnh nhân suy gan, thận và trẻ em dưới 15 tuổi không khuyến cáo dùng.
Thuốc nhóm thần kinh
Một số loại vitamin nhóm B thường được dùng để chữa thoát vị đĩa đệm là B1, B6, B12. Đây là thuốc bổ thần kinh có tác dụng sản sinh máu huyết, tăng cường chuyển hóa năng lượng, bổ sung vi chất từ đó giúp hệ vận động của con người trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.
- Vitamin B1 chỉ cần 1,5 mg/ngày, dùng nhiều có thể gây sốc phản vệ khi tiêm, khó thở, nổi mề đay.
- Vitamin B6 cần dùng 2 mg/ngày, sử dụng nhiều có thể dẫn tới giảm trí nhớ, viêm đa dây thần kinh.
- Vitamin B12 liều lượng vừa đủ là 100 – 500 mcg/ngày, khi sử dụng nhiều hơn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh gây nôn nao, nổi mề đay.
Lưu ý: Mặc dù vitamin nhóm B rất tốt, tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng.
Thuốc tiêm ngoài màng cứng
Đây là cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, màng cứng là màng mỏng bọc tủy sống và dịch não tủy, rất dễ bị tổn thương nếu mắc phải bất cứ sai sót kỹ thuật nào. Vì thế, việc tiêm ngoài màng cứng chỉ nên thực hiện khi các cơn đau quá dữ dội và cần thực hiện ở cơ sở chữa bệnh uy tín.
Liều dùng: 3 mũi/ đợt, mỗi mũi tiêm cách nhau từ 3 – 7 ngày để thuốc đạt tác dụng tốt nhất.
Lưu ý: Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm dạng tiêm ngoài màng cứng này cần thực hiện tại các cơ sở y tế và thực hiện bởi các bác sĩ, y tá,.. người có kinh nghiệm về y khoa. Hơn nữa, thực hiện tiêm thuốc phải trong môi trường vô khuẩn.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên Vitamin bổ thần kinh nhóm B
LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC CHỮA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Theo các Dược sĩ – Giảng viên giảng dạy tại Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Thuốc trị thoát vị đĩa đệm muốn phát huy hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng. Cụ thể như sau:
- Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm cần uống đúng loại và liều lượng để phát huy tác dụng.
- Không sử dụng thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm với liều vượt mức khuyến cáo hoặc tự ý bỏ ngắt liều vì có thể dẫn tới nhờn thuốc.
- Cần tuân thủ đúng liều dùng thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Đối với thuốc trị bệnh thoát vị đĩa đệm dạng tiêm cần tiêm đúng liều lượng tại cơ sở uy tín, chất lượng.
- Ngay khi có các phản ứng phụ như sốc phản vệ, chóng mặt, nôn mửa cần nhanh chóng tới các cơ sở chất lượng thăm khám, điều trị.
- Không dùng lẫn lộn các loại thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
- Trong quá trình dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần chăm chỉ bồi bổ cơ thể, vận động đúng cách kết hợp với tập vật lý trị liệu để hiệu quả chữa bệnh cao hơn.
- Thường xuyên tái khám để biết được tình hình bệnh lý của bản thân.
Đó là những lưu ý cơ bản nhất trong việc sử dụng thuốc tây y cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo phương pháp của các y bác sĩ.