Ofloxacin là thuốc kháng sinh nhóm Quinolon, thường được chỉ định điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi, viêm phế quản, viêm da tiếp xúc, viêm bàng quang, viêm cơ quan sinh dục, viêm tuyến tiền liệt và viêm đường tiết niệu.
- Một số loại thuốc giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa
- Dược sĩ Cao đẳng Dược hướng dẫn sử dụng thuốc Clindac A Gel
- Dược sĩ giải đáp: Thuốc Alfachim điều trị bệnh gì?
Thuốc kháng sinh Ofloxacin
1. Ofloxacin là thuốc gì
DSCK1 Nguyễn Hồng Diễm giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ofloxacin là kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm fluoroquinolon (Quinolon), có tác dụng diệt khuẩn thông qua cơ chế là ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn bằng cách ức chế hoạt động của enzyme ADN gyrase (topoisomerase II) và topoisomerase IV. Từ đó ức chế quá trình nhân đôi, phiên mã, sửa chữa DNA của vi khuẩn, làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.
Phổ kháng khuẩn:
Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng, hiệu lực diệt khuẩn mạnh trên nhiều chủng vi khuẩn nhạy cảm như:
- Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Acinetobacter baumannii, Branhamella catarrhalis, Borderella pertussis, Klebsiella pneumoniae, Legionella, Campylobacter, Citrobacter freundii, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Morganella morganii, Neisseria pasteurella, Neisseria spp., Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia, Pseudomonas aeroginosa, Salmonella serratia, Shigella, Vibrio, Yersinia và các loài Chlamydia, Chlamydia trachomatis.
- Vi khuẩn ưa khí Gram dương: Bacillus anthracis, Staphylococcus sp., Corynebacterium sp., Streptococcus sp., Streptococcus pneumoniae, Chlamydi trachomatis, Mycoplasma pneumoniae, Ureaplasma urealyticum, Micrococcus sp., Mycobacterium leprae, Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium spp. Khác.
- Vi khuẩn kỵ khí: Mobiluncus, Propionibacterium acnes. Vi khuẩn khác: Mycoplasma hominis.
Hiện tượng đề kháng:
Một số chủng vi khuẩn ưa khí Gram dương kháng thuốc như Enterococcus, Listeria monocytogenes, Nocardia asteroides, Staphylococcus kháng methicilin và các chủng ki khuẩn kỵ khí kháng thuốc như: trừ Mobiluncus và Propionibacterium acnes.
Kháng thuốc có thể phát triển trong quá trình điều trị thông qua cơ chế như các đột biến ở các gen của nhiễm sắc thể của vi khuẩn mã hoá DNA-gyrase hoặc enzyme topoisomerase thay đổi cấu trúc của vi khuẩn hoặc thông qua vận chuyển thuốc tích cực ra khỏi tế bào.
Hiện tượng kháng thuốc đã tăng lên từ khi sử dụng nhóm Fluoroquinolon nhiều trên lâm sàng để điều trị nhiễm khuẩn, đặc biệt trên các chủng vi khuẩn như Pseudomonas và Staphylococcus, Neisseria gonorrhoeae và Streptococcus pneumoniae và Clostridium jejuni Salmonella.
Dược động học:
Ofloxacin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và sinh khả dụng rất cao khoảng 100%. Sau khi uống 1 liều 400 mg khoảng 1 – 2 giờ, thuốc đạt nồng độ đỉnh huyết tương 3 – 4 microgam/ml. Thức ăn làm chậm hấp thu thuốc nhưng nhưng tỷ lệ hấp thu không bị ảnh hưởng.
Ofloxacin được phân bố tốt vào các dịch, mô của cơ thể kể cả vào được dịch não tủy, qua nhau thai và tiết qua sữa. Thuốc phân bố với nồng độ tương đối cao trong mật. Ofloxacin gắn kết với protein huyết tương khoảng 25%.
Ofloxacin được đào thải qua thận, khoảng 75 – 80% thuốc được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không chuyển hóa trong 24 đến 48 giờ, làm nồng độ thuốc cao trong nước tiểu. Dưới 5% thuốc được bài tiết dưới dạng chuyển hóa trong nước tiểu; khoảng 4 – 8% thuốc bài tiết qua phân. Một lượng nhỏ Ofloxacin được thải bằng thẩm phân máu. Thời gian bán thải của Ofloxacin là 5 – 8 giờ. Ở người suy thận, thời gian bán thải kéo dài 15 – 60 giờ tùy theo mức độ suy thận.
Thuốc tra mắt: Nồng độ Ofloxacin được hấp thu vào trong máu là 0,019 và 0,034 µg/mL sau 30 phút khi nhỏ lần cuối và sau đó từ từ giảm dần.
2.Dạng thuốc và hàm lượng của Ofloxacin
Ofloxacin được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là
- Viên nén bao phim: 200 mg; 300 mg; 400 mg.
- Dung dịch tiêm: 4 mg/ml; 5 mg/ml; 20 mg/ml; 40 mg/ml.
- Thuốc mở tra mắt 0,3%: Tuýp 3,5g.
- Dung dịch thuốc nhỏ mắt 0,3%: Lọ 5ml chứa 15mg Ofloxacin.
- Dung dịch thuốc nhỏ tai 0,3%: Lọ 5ml chứa 15mg Ofloxacin.
Brand name: Oflovid ophthalmic ointment, Oflovid ophthalmic solution.
Generic: Thekyflox, Forrocine 200mg, Floxadrop, Ofloxacin Mekophar, Oflotab, Ofleye Drop, Ofleye, Pyfloxat 0,3%, Pyfloxat, Fudoflox, Ofxaquin 200mg, Oflicine-200mg, Dolocep 200, Ofloxacin Domesco, Shinpoong Fugacin, Ofloxacin Stada 200 mg, Cenofxin, Ofloxacin 200mg, Ofloxacin 200mg, Tadaoflox 200 mg, Ofloxacin 200mg Imexpharm, Napocef 200, pms-Ofloxacin 200mg, Usaroflox 200mg, Vifloxacol, Ofloxacin Vidipha, Orafort 200, Vacoflox, Oplatin, Timifan, Cinepark, Ofloxacin 0,3%, Cadiofax, Topfax, Dailonox, Hobacflox, Obenasin Tab., Hipoflox, Floxcin-200 Tablets, Medliflox 200, Ofoxin 200 Tablet.
3.Thuốc Ofloxacin được dùng cho những trường hợp nào
- Điều trị nhiểm khuẩn đương hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản nặng, viêm phế quản mạn tính đợt cấp, áp xe phổi, dãn phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amiđan.
- Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục như viêm cổ tử cung, viêm niệu đạo có hoặc không kèm lậu hoặc lậu không biến chứng, viêm tuyến tiền liệt, viêm bể thận, viêm bàng quang, mào tinh, nhiễm trùng do phẫu thuật.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm đường tiết niệu có hoặc không có biến chứng.
- Điều trị nhiễm khuẩn máu, xương khớp, mắt, mật, sản phụ khoa, viêm đại tràng, dạ dày, ruột, dịch hạch, bệnh than.
4.Cách dùng – Liều lượng của Ofloxacin
Cách dùng: Tuỳ dạng thuốc Ofloxacin có thể dùng đường uống sau bữa ăn hoặc
đường tiêm hoặc nhỏ mắt, nhỏ tai.
Liều dùng:
Người lớn trên 18 tuổi:
Đường uống: Liều 200 – 400 mg/lần x 2 lần/ngày. Dùng liên tục tối thiểu là 7 ngày, có thể lên tới trên 14 ngày tùy tình trạng bệnh lý.
Đường tiêm tĩnh mạch: Liều 200mg/lần x 2 lần/ngày, 2 lần tiêm cách nhau 12 giờ. Tốc độ tiêm ít nhất trong 30 phút cho mỗi lần tiêm.
Bệnh than: Liều khởi đầu là tiêm truyền tĩnh mạch 400mg/lần x 2 lần/ngày. Liều tiếp theo là uống 400mg/lần x 2 lần/ngày. Thời gian điều trị là khoảng 8 tuần.
Người suy thận ClCr 20 – 50 mL/phút: giảm nửa liều; ClCr < 20 mL/phút: giảm nửa liều và dùng xen kẽ cách ngày.
Thuốc nhỏ mắt: Người lớn nhỏ 1 giọt vào mỗi mắt, cách 2 – 4 giờ tra một lần, dùng trong 2 ngày. Sau đó, nhỏ mỗi lần 1 giọt x 4 lần/ngày, dùng thêm 5 ngày nữa.
Tóm lại, tuỳ thuộc vào tuổi, tình trạng, mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng cụ thể, cách dùng và thời gian điều trị để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Cách dùng và liều lượng Ofloxacin
5.Cách xử lý nếu quên liều thuốc Ofloxacin
Nếu người bệnh quên một liều Ofloxacin nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến giờ uống của liều thuốc tiếp theo, chỉ cần dùng liều thuốc tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch.
6.Cách xử lý khi dùng quá liều thuốc Ofloxacin
Người bệnh dùng quá liều Ofloxacin thường có triệu chứng lâm sàng như lú lẫn, cơn co giật, co giật cơ, ảo giác và các rối loạn gân – cơ, khoảng QT có thể kéo dài, buồn nôn, nôn, loét niêm mạc miệng.
Xử lý khi quá liều: Nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do dùng thuốc quá liều, phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị triệu chứng. Loại thuốc ra khỏi đường hoá bằng biện pháp thích hợp. Đồng thời theo dõi chặc chẻ chức năng thận, các biểu hiện thần kinh và làm điện tâm đồ để theo dõi khoảng QT.
7.Những lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Ofloxacin
Thuốc Ofloxacin không được dùng cho những trương hợp sau:
- Người có tiền sử mẫn cảm với Ofloxacin hoặc các quinolon khác hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 18 tuổi, vì Ofloxacin gây thoái hóa sụn khớp
- Người mang thai và cho con bú, vì Ofloxacin gây thoái hóa sụn khớp.
- Người thiếu hụt glucose-6-phosphat-deshydrogenase.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Ofloxacin cho những trường hợp sau:
Lưu ý với phụ nữ có thai, Ofloxacin phân bố được vào nhau thai. Khuyến cáo không sử dụng Ofloxacin trong thời kỳ mang thai.
Lưu ý với phụ nữ cho con bú, Ofloxacin có bài tiết qua sữa mẹ. Khuyến cáo không dùng thuốc Ofloxacin ở người mẹ đang cho con bú.
Cần thận trọng với người đang lái xe và vận hành máy móc, vì thuốc Ofloxacin có thể gây ra tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, lơ mơ, ngủ gà, rối loạn thị giác, giảm khả năng tập trung.
8.Thuốc Ofloxacin gây ra tác dụng phụ nào
- Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, run, mất ngủ, ác mộng, rối loạn thị giác, phát ban, ngứa, phản ứng quá mẫn ở da.
- Ít gặp: Đau chỗ tiêm, kích ứng chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối.
- Hiếm gặp: Trầm cảm, ảo giác, phản ứng loạn thần, co giật, viêm mạch, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử nhiễm độc của da.
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Ofloxacin, người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Ofloxacin, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.
Tác dụng phụ làm mất ngủ
9.Ofloxacin tương tác với các thuốc nào
- Thuốc kháng acid, sắt, sucralfate, cation kim loại, vitamin tổng hợp: Làm giảm hấp thu của Ofloxacin khi dùng chung.
- Acenocoumarol và warfarin: Khi dùng chung với Ofloxacin làm tăng tác dụng của acenocoumarol và warfarin, có nguy cơ gây chảy máu.
- Cyclosporin: Khi dùng chung với Ofloxacin làm tang nồng độ của Cyclosporin trong huyết tương.
- Cyclosporin, theophylline/methylxanthines, warfarin: Do Ofloxacin ức chế enzym cytochrom P450, dẫn đến kéo dài thời gian bán thải của các thuốc này khi dùng chung.
- Các NSAID: Khi dùng chung với Ofloxacin có thể làm tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương và co giật.
- Probenecid: Khi dùng chung với Ofloxacin sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết ở ống thận.
- Theophylline: Làm tăng nồng độ của Theophylline trong huyết tương khi dùng đồng thời Ofloxacin.
- Thuốc hạ đường huyết: Theo dõi cẩn thận đường huyết khi sử dụng đồng thời Ofloxacin.
- Opioate: Ofloxacin có thể tạo ra kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính giả đối với opioate khi dùng chung.
Tóm lại, tương tác thuốc với thuốc hay thuốc với thực phẩm có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và thông báo những loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc dược liệu hay thực phẩm, đồ uống có nguy cơ để sử dụng thuốc an toàn và đạt hiệu quả.
10.Bảo quản Ofloxacin như thế nào
Ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược Ofloxacin được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ẩm, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM
Tài liệu tham khảo:
- Drugs.com: https://www.drugs.com/mtm/ofloxacin.html
- Medicines.org.uk: https://www.medicines.org.uk/emc/product/8481
Xem thêm: duocsi.edu.vn