Nha đam thường được biết đến là một loại thảo dược với khả năng làm đẹp, tuy nhiên ít ai biết được hết những công dụng tuyệt vời của cây nha đam trong nhiều bài thuốc trị bệnh hiệu quả.
- Dược sĩ tư vấn dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu Vitamin C
- Công dụng chữa bệnh hữu ích từ cây thuốc Viễn chí
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây thuốc Thiên môn
Nha đam với nhiều công dụng chữa bệnh hữu dụng
Sơ lược thông tin về cây Nha đam
Nha đam hay còn được gọi với tên khác là Lô hội hay Lưỡi hổ… đây là một loại cây thuộc họ Hành Tỏi (Liliaceae), có tên khoa học là Aloe vera L var. Chinensis (Haw) Berger. Nha đam là một loại cây sống dai, có khi không có thân, có khi thân cao lên hóa thành gỗ, ngắn, to, thô. Lá mọng nước, tiết diện 3 cạnh, có gai ở mép lá, mặt lá có đốm trắng, lá không cuống, đầu nhọn sắc, rộng 3cm-5cm, dài 20cm-30cm, dày 1cm-1,5cm. Lá mọc thành cụm như hoa thị ở gốc. Hoa có cán dài đến 1 m, màu vàng đỏ, hợp thành chùm dài. Quả nang hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh sau nâu và dai, có 3 ô, mỗi ô đựng nhiều hạt. Nha đam ở miền Bắc Việt Nam được trồng làm cảnh là Aloe maculata Forsk. Cây ra hoa vào mùa Thu.Trồng khắp nơi làm cảnh.
Theo y học cổ truyền, Nha đam có vị đắng, tính hàn có tác dụng Minh mục, sát trùng, trấn Tâm, giải độc Ba đậu, thanh nhiệt, mát gan, nhuận hạ, kiện Tỳ.
Thành phần hóa học có trong cây Nha đam
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong Nha đam có chứa một số thành phần hóa học như: Nhựa có 12%-13% Antraglycozit, chủ yếu là Aloin (Dược Liệu Việt Nam); Nhựa chứa Isoaloin, Aloin, b-Aloin, Aloe-emodin, Aloinoside A, B (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam); Trong Lô hội có Aloin (cũng gọi là Barbaloin), Glucose, p-Coumaric acid, Aldopentose, Calcium oxalate (Trung Dược Học); Prostanoid, Cyclooxygenase , Cholesterol (Afzal và cộng sự 1991); Aloeresitanol, Cinnamic acid Wehmer C, Die Pflanzenstoffe (I), 1929: 148); Isobarbaloin, Aloin B (Mulemann H. Pharm Act Helv 1952, 27: 17); b-Sitosterol, Campesterol, Cholesterol, Lupeol (Waller G R và cộng sự, C A 1979, 90: 3177g).
Nha đam và một số tác dụng dược lý
Các dược sĩ, giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết cây nha đam có một số tác dụng dược lý như: Tác dụng chống khối u: Lô hội chiết xuất bằng alcohol có tác dụng ức chế sự phát triển của 1 số khối u và xơ gan cổ trướng (Trung Dược Học); Nước ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây bệnh ngoài da (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược); Lô hội còn có tác dụng kháng hoạt tính ung thư (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược); Tác dụng chữa vết thương và vết phỏng: nước sắc Lô Hội 10 % bôi trên thỏvà chuột thấy rút ngắn được thời gian điều trị. Trong những năm gần đây, nước sắc Lô hội dùng điều trị phỏng có kết quả tốt, 1 số trường hợp cho thấy Lô hội kháng được với Pseudomonas aeruginosa (Trung Dược Học); Tác dụng đối với Vị trường: Aloin là chất tẩy xổ mạnh và mạnh hơn so với Đại hoàng. Aloin tác động trên kết trường. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Trung Dược Học); Tác dụng tẩy xổ: Aloin là chất tẩy xổ mạnh, tác dụng kích thích đại trường gây xổ thường kèm theo đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm Thận. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược); Tác dụng đối với tim mạch: nướcsắc Lô hội có tác dụng ức chế tim cô lập của ếch (Trung Dược Học).
Tổng hợp những đơn thuốc trị bệnh hay áp dụng với Nha đam
Nha đam thường được trồng phổ biến ở nước ta
- Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết: Nha đam 6g, Nghiền nát. Phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần.
- Trị táo bón (do trường vị thực nhiệt) mạn tính: Nha đam 20g, Chu sa 15 g,cùng tán nhỏ, hòa với ít rượu làm viên. Mỗi lần uống 4g với rượu hoặc nước cơm, ngày 2 lần(Canh Y Hoàn – Cục Phương).
- Trị Can Đởm thực nhiệt gây ra táo bón, tiểu đỏ, ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm: Nha đam, Đại hoàng, Thanh đại (thủy phi), mỗi thứ 4 g, Đương quy, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Hoàng bá, Hoàng liên mỗi thứ 6g, Mộc hương 5,5g, Xạ hương 0,3g (để riêng). Tán mịn thành bột, luyện mật làm hoàn. Mỗi lần uống 6-10g, ngày 3 lần.
- Trị màng tiếp hợp viêm cấp: Nha đam 3g, Hồ hoàng liên 3g, Đương quy 10g, Bạch thược 12 g, Xuyên khung 3g, Vô di 10g, Mộc hương 3g, Long đởm thảo 6g. Sắc lấy nước uống.
- Trị cam tích, táo bón, giun đũa, suy dinh dưỡng: Nha đam, Diên hồ sách, Mộc hương đều 3g, Vô di, Thanh bì đều 6g, Đương quy, Phục linh, Trần bì đều 10g, Chích thảo 3g. Tán bột, trộn hồ làm hoàn. Ngày uống 4g -6g.
- Trị cam nhiệt, giun đũa: Nha đam 15g, tán bột. Mỗi ngày uống 6g lúc đói với nước ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị mụn mặt ở thanh niên: Chế cao xoa mặt có gia thêm nước lá Nha đam 5%-7 %, xoa ngày 1-3 lần.
- Trị phỏng nắng: Bôi ngay gel Nha đam lên da vài giờ 1 lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 24).
- Trị trĩ ra máu: Bôi gel Lô hội vào, ngày vài lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 24).
- Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn: Nha đam 30 g, Cam thảo 15g. Tán bột. Dùng nước đậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào.
- Phòng ngừa sỏi niệu: Dùng vài lá Nha đam tươi, lấy gel nấu với đậu xanh làm nướcuống hàng ngày. Ăn mỗi tuần vài lần (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 23).
- Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá Nha đam: cứ vài giờ uống 1 muỗng canh gel tươi, lúc bụng đói [tổng cộng khoảng 400ml gel Nha đam tươi/ngày] (Thuốc Và Sức Khỏe 1996, 81: 23).
- Trị táo bón, khó tiêu vì thiếu nước mật, vàng da, yếu gan yếu ruột: Bột Nha đam 0,08g, Cao mật bò tinh chế 0,05 g, Phenltalein 0,05 g, bột Cam thảo 0,05g. Tá dược vừa đủ 1 viên. Ngày uống 1-2 viên vào bữa cơm chiều. Trẻ nhỏ dưới 15 tuổi không dùng (Viên Nhuận Trường – Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).
Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng lưu ý với các bạn đọc rằng Đang có thai hoặc đang hành kinh thì tuyệt đối không nên dùng nha đam; Người Tỳ hư hàn, rối loạn tiêu hóa: không dùng; Người Tỳ Vị suy yếu, tiêu chảy; Lô hội gây sung huyết, do đó, không dùng cho người bị lòi dom; Độc tính: Dùng liều quá cao (8 g), có thể gây ngộ độc chết người [Tiểu nhiều, yếu toàn thân, mạch chậm, hạ nhiệt độ].
Nguồn: duocsi.edu.vn