Viễn chí được biết đến như một loại thảo dược quý với công dụng chữa bách bệnh. Sau đây các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM xin chia sẻ sơ lược về công dụng của loại thảo dược đặc biệt này.
- Bí kíp ôn luyện trực tuyến dành cho sinh viên Cao đẳng Dược mới nhập học
- Bộ Y tế xử lý hoạt động quảng cáo sai chất lượng Dược phẩm
- Mách bạn cách phòng và trị say nắng nhanh, hiệu quả
Viễn chí là loại cây thường mọc hoang nhiều ở nước ta
Mô tả sơ lược về thông tin cây Viễn chí
Viễn còn được gọi với một số tên khác là như Yêu nhiễu, Chí nhục hay Khổ viễn chí…có tên khoa học là Polygala tenuifolia Willd. Cây viễn chí là cây thuốc quý. Cây Viễn chí Polygala japonica Houtt. còn gọi là nam Viễn chí, hay Tiểu thảo. Thuộc dạng cây thảo, cao 10cm -20cm. Cành có ngay từ gốc. Cành nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có lông mịn. Lá mọc so le, nhiều dạng: lá phía dưới hình bầu dục, rộng 4mm -5mm; lá phía trên hình dải, đầu nhọn, dài 20 mm, rộng 3-5mm, mép lá cuốn xuống mặt dưới. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn. Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang, nhẵn, hình bầu dục. Cây này mọc hoang ở Thanh Hóa, Bắc Thái, Nam Hà. Cây Viễn chí Polygala sibirica L. Cây thảo, sống lâu năm. Đường kính thân 1mm-6 mm. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác, ở cả hai mặt đều có lông nhỏ, mịn. Hoa mọc thành chùm, dài 3cm-7 cm. Cánh hoa màu lam tím.
Viễn chí và một vài thành phần hóa học
Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây có một số thành phần hóa học như: Tenuigenin A, B Chou T Q và cộng sự, Am Pharm Assoc Sci Ed 1947, 36: 241); Tenuifolin (Pelletier S W và cộng sự, Tetrahydron 1971, 27 (19): 4417); Onjisaponin A, B, C, D , E, F, G (Sakuma S và cộng sự, Pharm Bull 1981, 29 (9): 2431); Tenuifoliside A, B , C, D và a-D- (3-O-Sinapoyl) – Fructofuranosyl-a-D- (6-O- Sinapoyl) –Glucopyranoside (Ikeya Y và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1991, 39 (10): 2600); Tenuifoliose A, B, C, D , E, F (Miyase Y và cộng sự Chem Pharm Bull 1991, 39 (11): 3082).
Tác dụng dược lý của cây Viễn chí
Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết Viễn chí có một số tác dụng dược lý như: Thuốc có tác dụng hóa đờm rõ, thành phần hóa đờm chủ yếu là ó vó re Cơ chế hóa clam của thuốc có thế do thuốc kích thích lên niêm mạc bao tử gây phản xạ tăng tiết ở phế quản(Trung Dược Học); Toàn bộ Viễn chí gây ngủ và chống co giật (Trung Dược Học); Chất Senegi có tác dụng tán huyết, phần vỏ mạnh hơn phần gỗ. Viễn chí có tác dụng hạ áp (Trung Dược Học); Trên súc vật thực nghiệm, thuốc cho uống hoặc chích tĩnh mạch đều có tác dụng kích thích tử cung có thai hay không đều như nhau (Trung Dược Học); Cồn chiết xuất Viễn chí có tác dụng in vitro ức chế vi khuần gram dương, trực khuẩn lỵ, thương hàn và trực khuẩn lao ở người (Trung Dược Học); Saponin Viễn chí kích thích dạ dày gây buồn nôn vì thế không nên dùng đối với những bệnh nhân viêm loét dạ dày (Trung Dược Học);
Ứng dụng cây Viễn chí vào một số bài thuốc chữa bệnh
Viễn chí với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
- Chữa khí uất hoặc cổ trướng: Viễn chí nhục 160 g (sao với trấu). Mỗi lần dùng 20 g, thêm Gừng 3 lát, sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).
- Trị ung thư, phát bối, nhọt độc: Viễn chí (bỏ lõi), gĩa nát. Rượu I chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương (Viễn Chí Tửu – Tam Nhân phương).
- Chữa tâm thống lâu ngày: Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g. tán bột. Mỗi lần dùng 12g, nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm (Viễn Chí Thang – Thánh Tế Tổng Lục).
- Trị họng sưng đau: Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ra nhiều (Nhân Trai Trực Chỉ phương).
- Chữa não phong, đầu đau không chịu được: Viễn chí (bỏ lõi). Tán nhuyễn thành bột. Mỗi lần dùng 2 g. lấy nước lạnh ngậm trong miệng rồi thổi thuốc vào mũi (Viễn Chí tán – Thánh Tế Tổng Lục).
- Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ: Tác giả Hoàng Sĩ Tiêu dùng Viễn chí 12g, thêm 1 5ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20 phút, lọc cho uống. Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết qủa (Thông Tin Tân Y Dược Quảng Châu 1973, 65) và Tuyến Vú U Xơ 20 ca đều khỏi (Trần Phú, Trung Y Dược Học Học Báo 1977, 1: 48).
- Chữa tiểu đục, nước tiểu đỏ: Viễn chí ½ cân (ngâm nước Cam thảo, bỏ lõi), Phục thần (bỏ gõ), Ích trí nhân đều 80g. tán bột. Lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước Táo sắc (Viễn Chí hoàn – Chu Thị Tập Nghiệm Y Phương).
- Trị vú sưng (suy nhũ): Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương (Thần Trân phương).
- Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ: Viễn chí (tán). Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Thiểm Tây Trung Thảo Dược).
- Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Viễn chí, Phục linh đều 10g, Xương bồ 3g, sắc nước uống (Định Chí Hoàn – (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa âm đạo viêm do trùng roi: Viễn chí tán bột, thêmGlycerine làm thành thuốc đạn (Đặt vào âm đạo), mỗi viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g. Trước khiđặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa phụ khoa: (Ngải diệp, Xà sàng tử, Khổ sâm, Chỉ xác,đều 15g, Bạch chỉ 9 g), sắc lấy nước để xông và rửa âm hộ.Đặt thuốc vào âm đạo mỗitối 1 lần. Trị 225ca, sau 3 – 12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8% (Cao Tuệ Phương, Trung Y Tạp Chí 1983, 4: 40).
- Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Quy bản, Long cốt, Viễn chí,đều 10g, Xương bồ 3 g, sắc uống (Chẩm Trung Đơn- Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồl hộp, mơ nhiều: Đảng sâm, Viễn chí, Mạch môn, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3 g, Đương quy, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo đều 10g, Quế tâm 3 g, sắc, thêm bộtQuế tâm vào, hòa uống (Viễn Chí Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí 8g, Cam thảo, Cát cánh đều 6 g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
- Trị phế quản viêm mạn, ho đờm nhiều: Viễn chí, Trần bì, Cam thảo đều 3 g, sắc uống(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa tuyến vú sưng đau: Viễn chí, tán bột, hòa rượu uống hoặc chưng cách thủy uống,dùng một ít hòa với rượu đắp (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Nguồn: duocsi.edu.vn