Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Dược sĩ tư vấn liều dùng thuốc Calcitriol an toàn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thuốc calcitriol là thuốc dùng để kiểm soát một số bệnh lý gây ra do mất cân bằng hàm lượng hormone tuyến cận giáp trong cơ thể. Vậy liều dùng thuốc calcitriol như thế nào?

Tác dụng của thuốc calcitriol là gì?

Dược sĩ Cao đẳng tư vấn cho biết, thuốc calcitriol là một dạng vitamin D. Nó hoạt động bằng cách thúc đẩy quá trình hấp thu canxi và photphat một cách thích hợp để đảm bảo sự phát triển bình thường của hệ xương.

Thuốc calcitriol có tác dụng để kiểm soát một số bệnh lý gây ra do mất cân bằng hàm lượng hormone tuyến cận giáp trong cơ thể. Calcitriol được sử dụng ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo mạn tính có hàm lượng canxi thấp.

Liều dùng thuốc calcitriol như thế nào?

Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Những thông tin về liều dùng thuốc calcitriol được cung cấp dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ. Hãy luôn tham khảo ý kiến của Bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng thuốc này.

Liều dùng thuốc calcitriol cho người lớn

Liều thông thường cho người lớn bị suy tuyến cận giáp:

  • Bạn dùng liều khởi đầu 0,25 mcg uống 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng, nếu cần thiết có thể tăng thêm mỗi liều 0,25 mcg uống mỗi 2 đến 4 tuần. Hầu hết các bệnh nhân đáp ứng với liều từ 0,25 đến 2 mcg 1 lần mỗi ngày

Liều dùng thông thường cho người lớn bị hạ canxi huyết, loạn dưỡng xương do thận:

  • Bạn dùng liều khởi đầu 0,25 mcg uống 1 lần mỗi ngày, sau đó uống liều duy trì 0,25 mcg mỗi 4 đến 8 tuần;
  • Đối với calcitriol sử dụng ngoài đường tiêu hóa, bạn dùng liều khởi đầu 0,5 mcg tiêm tĩnh mạch 3 lần mỗi ngày trong 1 tuần. Sau đó, bạn dùng liều duy trì 0,25 đến 0,5 mcg mỗi 2 đến 4 tuần.

Liều thông thường cho người lớn bị cường cận giáp thứ cấp:

  • Đối với bệnh nhân trước khi lọc máu, bạn dùng 0,25 mcg uống 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng;
  • Đối với bệnh nhân lọc máu, bạn dùng 0,25 mcg uống 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng, nếu cần thiết bạn có thể tăng mỗi liều thêm 0,25 mcg mỗi 2 đến 4 tuần.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn bị còi xương:

  • Bạn dùng 1 mcg uống 1 lần mỗi ngày.

Liều dùng thuốc calcitriol cho trẻ em

Liều dùng thông thường cho trẻ bị suy tuyến cận giáp:

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi, bạn cho trẻ dùng từ 0,04 đến 0,08 mcg/kg uống 1 lần mỗi ngày;
  • Đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bạn cho trẻ dùng 0,25 đến 0,75 mcg uống 1 lần mỗi ngày. Bạn có thể tăng liều cho trẻ thêm 0,25 mcg mỗi liều mỗi 2 đến 4 tuần;
  • Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, bạn cho trẻ uống từ 0,5 đến 2 mcg. Bạn có thể tăng thêm mỗi liều 0,25 mcg mỗi 2 đến 4 tuần.

Liều dùng thông thường cho trẻ bị hạ canxi máu:

  • Đối với trường hợp giảm canxi máu thứ phát do suy tuyến cận giáp, bạn cho trẻ uống 1 mcg 1 lần mỗi ngày trong 5 ngày đầu hoặc 0,02 đến 0,06 mcg/kg mỗi ngày đối với trẻ sơ sinh;
  • Đối với trường hợp hạ canxi máu tetany, trẻ sơ sinh sẽ được tiêm tĩnh mạch 0.05 mcg/kg 1 lần mỗi ngày trong 5 đến 12 ngày hoặc uống 0.25 mcg 1 lần mỗi ngày, sau đó cho trẻ uống 0.01 đến 0.1 mcg/kg mỗi ngày chia thành 2 liều (tổng liều tối đa: 2 mcg);
  • Đối với trường hợp kiểm soát hạ canxi máu khi có bệnh thận mạn tính, bác sxi sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc này cho điều trị khi nồng độ 25 (OH)D lớn hơn 30 ng/ml (75 nmol/l) và nồng độ hormone tuyến cận giáp nguyên vẹn (iPTH) đang ở trên phạm vi mục tiêu cho giai đoạn suy thận; nồng độ điều chỉnh lượng canxi ít hơn 9,5-10 mg/dl và nồng độ phốt pho ít hơn so với độ tuổi giới hạn trên thích hợp bình thường (ULN).

Liều dùng thông thường dành cho trẻ bị còi xương:

  • Đối với trẻ bị còi xương phụ thuộc vitamin D, bạn cho trẻ dùng 1 mcg uống 1 lần mỗi ngày;
  • Đối với trẻ bị còi xương đề kháng vitamin D (tiền sử gia đình có người bị giảm phốt phát huyết), bạn cho trẻ dùng liều khởi đầu 0,015 đến 0,2 mcg uống 1 lần mỗi ngày. Sau đó, bạn cho trẻ dùng liều duy trì 0,03 đến 0,06 mcg uống 1 lần mỗi ngày. Liều tối đa là 2 mcg uống 1 lần mỗi ngày.

Thuốc calcitriol có những dạng và hàm lượng nào?

Dược sĩ cho biết Thuốc calcitriol có những dạng và hàm lượng sau: 0.25 mcg; 0.5 mcg; 1 mcg/ml; 2 mcg/ml.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc calcitriol

Khi sử dụng thuốc calcitriol có thể gặp một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Mệt mỏi, suy nhược;
  • Đau đầu;
  • Trì trệ;
  • Đau dạ dày;
  • Nôn mửa;
  • Khô miệng;
  • Táo bón;
  • Đau cơ;
  • Đau xương;
  • Miệng vị kim loại;
  • Khát nhiều;
  • Chán ăn;
  • Sụt cân;
  • Tiểu nhiều (đặc biệt vào ban đêm);
  • Tiểu khó hoặc đau khi đi tiểu;
  • Thay đổi thị lực;
  • Giảm hứng thú với mọi thứ xung quanh;
  • Ảo giác (nghe hoặc nhìn thấy những điều không có thật);
  • Sốt hoặc ớn lạnh;
  • Đau bụng;
  • Phân có màu nhạt;
  • Vàng da hoặc mắt;
  • Sổ mũi;
  • Giảm ham muốn tình dục;
  • Loạn nhịp tim;
  • Ngứa, dị ứng;
  • Phát ban;
  • Khó thở.

Tương tác thuốc

Theo Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn Khi sử dụng thuốc calcitriol cùng với một số loại thuốc khác có thể gia tăng tác dụng phụ và làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc. Vì thế bạn cần báo với Bác sĩ về những thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng, dược phẩm.

Một số loại thuốc có thể tương tác với calcitriol bao gồm:

  • Glycoside tim (như digoxin, digitalis), cholestyramine (Questran®);
  • Colestipol (Colestid®); digoxin (Lanoxin®);
  • Thuốc lợi tiểu, ketoconazole (Nizoral®);
  • Lanthanum (Fosrenol®);
  • Thuốc nhuận tràng;
  • Steroid dạng uống như dexamethasone (Decadron®, Dexone®), methylprednisolone (Medrol®), prednisone (Deltasone®);
  • Các dạng khác của vitamin D; phenobarbital (Luminal®, Solfoton®);
  • Phenytoin (Dilantin®);
  • Sevelamer (Renagel®).

Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra kĩ nhãn dán trên các chế phẩm kê toa, không kê toa và các loại thảo dược (như thuốc kháng axit, thuốc nhuận tràng, vitamin) bởi vì chúng có thể chứa canxi, magie, phosphate và vitamin D.