Thuốc Cadiclarin thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn. Thông tin về thuốc Cadiclarin trị loại khuẩn nào, sử dụng ra sao sẽ được đề cập ở bài viết sau, mọi người cùng tìm hiểu nhé.
- Dược sĩ chia sẻ những điều cần biết về thuốc Nifedipin T20 Stada retard
- Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc Domperidon Stada hiệu quả
Tìm hiểu thông tin về thuốc Cadiclarin
Thuốc Cadiclarin là loại thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần chính là Clarithromycin. Thuốc thường dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn bội nhiễm trên bệnh nhân nhiễm HIV do nhiễm Mycobacterium avium hay M. avium complex (MAC).
- Nhiễm trùng da và mô mềm mức độ nhẹ đến vừa.
- Viêm loét dạ dày-tá tràng do nhiễm H. pylori (thường phối hợp với một thuốc ức chế tiết acid dịch vị).
Thuốc hiện nay thường được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 250mg, 500mg.
Sử dụng thuốc Cadiclarin liều lượng ra sao?
Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết người bệnh trước khi sử dụng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh. Người bệnh sử dụng thuốc bằng đường uống. Có thể dùng trước hay sau bữa ăn vì thức ăn không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.
Hiện nay thuốc thường được chỉ định liều lượng phổ thông như sau:
Đối với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn:
- Nhiễm trùng đường hô hấp, da và mô mềm: liều thường dùng là 250mg x 2 lần/ngày trong 7 ngày. Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể tăng liều lên 500mg x 2 lần/ngày và thời gian điều trị có thể kéo dài đến 14 ngày.
- Trong viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm H. pylori: uống 1 viên x 2 lần/ngày, một đợt điều trị kéo dài 7-14 ngày, tùy theo công thức điều trị phối hợp.
- Nhiễm Mycobacterium: khởi đầu 500mg x 2 lần/ngày trong 3-4 tuần, nếu không hiệu quả có thể tăng lên 1000mg/2 lần/ngày.
Lưu ý: Đối với người bệnh suy thận, nên giảm một nửa tổng liều điều trị và không nên dùng quá 14 ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi:
Dược sĩ tư vấn, bệnh nhân nên đến gặp và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn.
Những người bệnh thuốc đối tượng sau nên báo cho bác sĩ trước khi dùng:
- Tiền sử quá mẫn với những kháng sinh thuộc nhóm macrolid hoặc các thành phần của thuốc.
- Bệnh nhân đang điều trị bằng terfenadin có tiền sử bệnh tim hoặc rối loạn điện giải.
- Bệnh nhân đang dùng các dẫn chất như ergotamin, cisaprid, pimosid.
Thận trọng lúc dùng:
- Do clarithromycin được bài tiết chủ yếu qua gan và thận, nên thận trọng khi sử dụng Clarithromycin trên những bệnh nhân suy chức năng gan hoặc thận vừa và nặng. Trên bệnh nhân có độ thanh thải creatinin (Clcr) dưới 30ml/phút, nên giảm một nửa tổng liều điều trị.
- Việc sử dụng Clarithromycin kéo dài và lặp lại có thể gây nên sự phát triển nấm hoặc vi khuẩn không còn nhạy cảm với thuốc. Nếu xảy ra bội nhiễm, nên ngưng Clarithromycin và tiến hành trị liệu thích hợp.
Trên một số ít người, vi khuẩn H. pylori có thể trở nên đề kháng clarithromycin. - Lúc có thai và lúc nuôi con bú : sử dụng thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú phải tuân theo sự chỉ định chặt chẽ của Bác sĩ. Nói chung, không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai trong ba tháng đầu của thai kỳ hoặc khi cho con bú, trừ khi lợi ích nhiều hơn nguy cơ.
Những tác dụng phụ nào sẽ gặp khi dùng thuốc?
Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẽ rằng, thuốc Cadiclarin được dung nạp tốt. Tuy nhiên cũng như tất cả các loại thuốc tân dược khác, Cadiclarin cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ ở một số người. Những biểu hiện thường gặp ở người bệnh sử dụng thuốc là buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Trường hợp khác có thể gặp nhưng ít hơn gồm: viêm miệng, viêm lưỡi, nhức đầu, rối loạn vị giác, Viêm đại tràng giả mạc, rối loạn chức năng gan bao gồm thay đổi trên các xét nghiệm, viêm gan có hoặc không có vàng da đi kèm tuy nhiên thường có thể hồi phục.
Trường hợp rất hiếm là rối loạn chức năng gan ở mức trầm trọng và suy gan gây tử vong.