Kháng sinh còn được gọi là Trụ sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Vậy nó có những nhóm quan trọng nào?
- Phương pháp dùng thuốc qua đường hậu môn đúng cách
- Sử dụng thuốc Amoxicillin như thế nào để đem lại hiệu quả điều trị bệnh cao?
- Triệu chứng ngộ độc thuốc Paracetamol
Dược sĩ Cao đẳng chỉ ra các nhóm thuốc kháng sinh quan trọng
Các nhóm thuốc kháng sinh quan trọng là gì ?
Có nhiều cách phân loại kháng sinh:
Dựa vào cơ chế tác dụng:
– Kìm khuẩn: Kháng sinh ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Bao gồm: Clindamycin, Tetracyclin, Ethambutol, Erythromycin, Azithromycin, Cloramphenicol, Cotrimoxazol …
– Diệt khuẩn: Kháng sinh có tác dụng phá huỷ cấu trúc vi sinh vật gây bệnh. Gồm Penicillin, Cephalosporin, Aminoglycosid, Metronidazol, Rifampicin, Pyrazinamid, Ciprofloxacin, Nystatin …
Dựa vào hoạt chất:
– Nhóm β lactam các penicilin:
Penicilin G, Penicillin V, Methicilin, Oxacillin, Cloxacilline, Dicloxaciline, Nafcilin, Ampicilline, Amoxicilline, Carbenicilin, Ticarcilin, Mezlocilin, Piperacilin.
- Nhóm β lactam các cephalosporin:
Thế hệ 1: Cefadroxil, Cephalexin, Cefalothin, Cephazolin
Thế hệ 2: Cefaclor, Cefoxitin, Cefprozil, Cefuroxime, Cefotetan, Ceforanid
Thế hệ 3: Cefixime, Ceftriaxone, Ceftazidime, Cefotaxime, Cefpodoxime, Cefdinir
– Nhóm Cyclin: Tetracyclin, Doxycyclin, Minocyclin.
– Nhóm Phenicol: Chloramphenicol, Thiophenicol,…
– Nhóm Macrolid: Erythromycin, Spiramycin, Roxithromycin, Clarithromycin, Azithromycin, Rovamycin.
– Nhóm Lincosamid: Lincomycin, Clindamycin,…
– Nhóm Aminoglycosid: Streptomycin, Amikacin, Gentamycin, Kanamycin, Tobramycin, Neomycin,…
– Nhóm Quinolon: Acid Nalidixid, Ciprofloxacin, Ofloxacin, Norfloxacin, lomefloxacin, levofloxacin, Gatifloxacin, Moxifloxacin, Pefloxacin, Sparfloxacin.
– Nhóm Sulfamid: Sufaguanidin, Cotrimoxazol, Sulfamethoxazol, Sulfadiazin, Sulfasalazin.
– Nhóm Polypeptid: Polymycin B, Colistin, Bacitracin, Tyrothricin, …
Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào?
Theo giảng viên Trường cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Hiện nay các nhà y học rất lo lắng vì thuốc kháng sinh trước đây tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị thì nay đã bị nhiều loại vi khuẩn đề kháng.
7 nguyên tắc sau đây cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn.
- Phải chọn đúng loại kháng sinh. Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả
- Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận.
- Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.
- Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.
- Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
- Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý. Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.
Nhà Trường thông báo tuyển sinh Cao đẳng Dược chính quy năm 2019
Dược sĩ cho lưu ý cho mọi người khi sử dụng thuốc kháng sinh
Không tự ý sử dụng kháng sinh. Hiện nay nhiều người hay tự ý mua thuốc để điều trị dù chưa biết mình mắc bệnh gì. Cứ thấy hiện tượng ho, hắt hơi, xổ mũi… là mua thuốc về điều trị mà không hay biết mình uống thuốc kháng sinh oan. Nếu muốn biết cần phải dùng kháng sinh hay không, bạn nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ cũng như được bác sĩ kê đơn, khám bệnh… Đó là chưa kể đến việc tự ý sử dụng kháng sinh mạnh có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Khi bác sĩ đã nắm được nguyên nhân cũng như bệnh nhiễm khuẩn bạn đang mắc sẽ có đơn thuốc cụ thể như liều lượng mỗi ngày bao nhiêu, uống những loại kháng sinh nào, uống trong bao lâu, uống hay tiêm thuốc… bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc.
Chú ý đọc hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng. Tờ hướng dẫn trong hộp thuốc luôn có cụ thể liều lượng, cách dùng, chống chỉ định, tác dụng phụ… Một số điều bác sĩ có thể chưa nói rõ, nhất là tác dụng phụ hay việc chống chỉ định, nên bạn cần phải đọc kỹ trước khi dùng.
Không dùng lại thuốc kháng sinh thừa. Nhiều người bệnh sau khi bị bệnh trở lại có dấu hiệu giống bệnh cũ đã tự ý lấy thuốc kháng sinh còn từ lần trước sử dụng. Điều này không nên, bạn vẫn cần đến bác sĩ để kê đơn thuốc mới, tránh những hậu quả đáng tiếc.
Không bao giờ dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh do virus như cảm lạnh hay cảm cúm. Kháng sinh không có tác dụng chống lại virus.Không chia sẻ thuốc kháng sinh của mình cho người có biểu hiện bệnh tương tự.
Nguồn: Dược sĩ