Nhiều người mắc một số bệnh liên quan đến dạ dày, nhưng không khám, tự mua thuốc sử dụng, tuy nhiên kết quả nhận lại không mong muốn. Vậy cách gì để khác phục tình trạng này?
- Dược sĩ khuyến cáo các loại thuốc cần dự trữ trong mỗi gia đình
- 6 loại thực phẩm và thuốc cứ gặp nhau là “đánh nhau”
- Dược sĩ hướng dẫn cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
Dạ dày giữ một vai trò hết sức quan trọng, là một cái túi chứa thức ăn, nơi nhào trộn thức ăn với dịch vị, khởi đầu cho quá trình tiêu hóa. Đây cũng là nơi rất thuận lợi để phát sinh một số bệnh, như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày-tá tràng, nặng hơn nữa là ung thư…
Bệnh lý phức tạp
Dạ dày là một tạng rỗng nằm ở vùng giữa bụng trên rốn, từ chuyên môn gọi là vùng thượng vị, với hai chức năng chính là chức năng vận động và chức năng bài tiết và có rất nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bệnh biểu hiện bằng triệu chứng đa dạng và phức tạp, với nhiều bệnh lý khác nhau từ nhẹ nhất là rối loạn tiêu hóa đến viêm dạ dày và viêm loét dạ dày – tá tràng, nặng hơn nữa là ung thư. Trong đó, các triệu chứng chung phổ biến nhất là đau vùng thượng vị, kém ăn, ợ hơi – ợ chua, nôn và buồn nôn, chảy máu tiêu hóa…
Ợ hơi – ợ chua, nôn và buồn nôn là các triệu chứng thường gặp
Bệnh đau dạ dày thuốc nhóm bệnh khá phức tạp và rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, vì bệnh liên quan nhiều đến triệu chứng chức năng chủ quan của người bệnh và hơn nữa đây là bệnh mà người bệnh thường tự điều trị một thời gian dài không khỏi mới đến với thầy thuốc.
Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc điều trị đau dạ dày
Hiện nay, nhờ những tiến bộ của y học hàng loạt thuốc điều trị dạ dày ra đời, đặc biệt là bệnh dạ dày do viêm loét. Tùy theo tình trạng của bệnh, Dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM đưa ra cách lựa chọn thuốc để có hiệu quả như sau:
.- Có thể chỉ dùng thuốc một thuốc kháng axít như: Maalox, Stomafar, hay có khi cho dùng thuốc chống tiết axít mạnh như: thuốc kháng thụ thể H2 như Cimetidin, Ranitidin, Famotidin hoặc thuốc ức chế bơm proton như: Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Esomeprazol. Thông thường phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày đã có loét phải kéo dài.
– Để làm lành hẳn tổn thương, vết loét ở niêm mạc phải điều trị từ 1 – 2 tháng, thời gian điều trị có thể rút ngắn hơn nếu bác sĩ khám thấy đã khỏi, nhưng có khi phải kéo dài hơn khi chưa thấy cải thiện tình trạng bệnh hoặc để chống tái phát. Vì vậy, người bệnh đừng vì thấy uống thuốc vài ngày đỡ đau mà ngưng bỏ thuốc, không tiếp tục dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị; cần kiên trì trong điều trị, không thay đổi thuốc lung tung.
Dược sĩ Nguyễn Thị Hiền giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, hiện nay đã có vi khuẩn có tên Helicobacter pylori liên quan đến bệnh đau bao tử, nên có phác đồ điều trị dùng thuốc kết hợp với các kháng sinh như: tetracyclin, amoxicillin, metronidazol, clarithromycin… thường dùng phác đồ điều trị 3 thuốc, trong đó có 2 kháng sinh, thậm chí 4 thuốc. Trường hợp này nếu không tuân thủ theo chỉ định dùng kháng sinh theo toa, mà nghe theo lời mách bảo hoặc đọc trong sách báo rồi người bệnh tự chẩn đoán bệnh và tự ý mua kháng sinh dùng bừa bãi, sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc, gặp khó khăn cho điều trị về sau.
Cách lựa chọn thuốc tốt nhất là nhất thứ hai phải chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi
Bác sĩ Trường Giang vừa làm tại bệnh viện vừa làm công tác giảng dạy hệ Cao đẳng Dược TPHCM cho lời khuyên, ngoài cách lựa chọn thuốc để điều trị bệnh lý đau bao tử, dạ dày có hiệu quả cần chú ý đến chế độ ăn uống như:
Chú ý đến chế độ ăn uống, một số thực phẩm nên tránh
– không nên ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, chất béo, phải đầy đủ các chất dinh dưỡng.
– Không uống rượu, không hút thuốc lá. Không nên ăn quá nhanh, nhai không kỹ.
– Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya bữa ăn cuối cùng trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu
– Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn quá đáng.
Nguồn: duocsi.edu.vn