Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Dược sĩ khuyến cáo các loại thuốc cần dự trữ trong mỗi gia đình

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Dự trữ các loại thuốc và vật dụng y tế thông dụng trong tủ thuốc của mỗi gia đình là rất cần thiết nhằm đề phòng những trường hợp rủi ro. Dưới đây là một số loại thuốc cần có trong gia đình.

Dược sĩ khuyến cáo các loại thuốc cần dự trữ trong mỗi gia đình

Dược sĩ khuyến cáo các loại thuốc cần dự trữ trong mỗi gia đình

Một số loại thuốc và các vật dụng y tế thông dụng cần có trong gia đình.

Theo Dược sĩ Đặng Thị Dương, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội hệ chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, mỗi gia đình nên dự trữ trong tủ thuốc những loại thuốc và các vật dụng y tế như sau:

Thuốc cảm cúm: Được dùng lúc mắc phải cảm cúm thông thường như thời tiết thay đổi, sổ mũi, nhức đầu khiến cơ thể khó chịu.

Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nên chuẩn bị sẵn thuốc paracetamol 500mg để giúp giảm đau và hạ sốt. Nếu trong nhà có trẻ em thì càng không thể thiếu loại thuốc này. Tuy nhiên, phải chuẩn bị riêng loại thuốc phù hợp với lứa tuổi, cân nặng của trẻ em. Thuốc hạ sốt dành cho trẻ em thường ở dạng bột, có vị hoa quả, dễ uống.

Bên cạnh với thuốc hạ sốt dạng uống nên có thêm miếng dán hạ sốt và thuốc hạ sốt dùng đường hậu môn bảo quản trong tủ lạnh.

Trong trường hợp người bệnh bị sốt bất thình lình: đêm khuya, mưa bão… không phải lúc nào các hiệu thuốc cũng ở gần và luôn mở cửa thì việc chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt trong tủ thuốc gia đình sẽ giúp người bệnh nhanh chóng hạ sốt, tránh bị co giật và tai biến do sốt cao.

Thuốc sát trùng: Dược sĩ tư vấn trong tủ thuốc gia đình nên có 1 lọ thuốc sát trùng thông dụng để sát trùng vết thương ngoài da, đồng thời chống nhiễm trùng cho vết thương.

Thuốc đường tiêu hóa: Bao gồm men tiêu hóa, thuốc chữa tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, oresol…Những loại thuốc này sẽ phòng trường hợp có người trong gia đình bị bệnh tiêu chảy, mất nước… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Dầu cao, dầu gió: Tác dụng của loại dầu rất hữu ích, nhất là vào mùa lạnh vì sẽ phòng tránh nhiễm lạnh, đánh cảm và giảm thiểu vết sung tấy với những va đập không trầy xước da.

Nước muối sinh lý: Dung dịch NaCl 0,9% (còn gọi là nước muối sinh lý) được dùng để nhỏ mắt, mũi khi bị sổ mũi, nghẹt mũi nhẹ hoặc đơn giản là làm sạch mắt và mũi khi bị bụi bẩn.

Kem, thuốc trị côn trùng đốt: Muỗi, dĩn, bọ… là những côn trùng có rất nhiều ở môi trường xung quanh, và rất dễ bị chúng đốt. Khi bị đốt nếu không bôi kem, thuốc trị côn trùng thì sẽ ngứa, xước da, hoặc vết đốt có thể bị dị ứng, ngấm độc…

Nhiệt kế: Trong mỗi tủ thuốc gia đình cần phải có nhiệt kế để dễ dàng kiểm tra nhiệt độ cơ thể khi có sự thay đổi bất thường để uống thuốc, tránh tinh trạng cảm tính, trông chờ vào cảm giác, kinh nghiệm… để quyết định cơ thể đã cần phải sử dụng thuốc hay chưa.

Bộ đo huyết áp tự động: Nếu trong gia đình có người cao tuổi, và thường xuyên có vấn đề về huyết áp thì cũng nên có sẵn máy đo huyết áp tự động và thuốc hạ huyết áp.

Bông, băng, gạc y tế: Nên có sẵn bông, băng dán cá nhân, băng gạc và băng dính để lau chùi và băng bó vết thương đề phòng những thương tích nhẹ, hoặc để sơ cứu ban đầu nếu vết thương nặng trước khi chuyển đi bệnh viện xử lý.

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên lớp Cao đẳng Dược văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyến cáo các gia đình nên chuẩn bị một ít cao dán salonpas để điều trị cơn đau bên ngoài, cứu trợ tạm thời đau nhức các cơ và khớp, đau lưng, viêm khớp, vết bầm tím và bong gân.

Dược sĩ khuyến cáo các loại thuốc cần dự trữ trong mỗi gia đình - 2

Những loại thuốc thông dụng cần có trong nhà

Lưu ý về tủ thuốc trong gia đình.

Tủ thuốc của gia đình nên đặt ở nơi dễ nhìn, dễ quan sát để khi cần gấp bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy nhưng lại phải tránh xa được tầm với của trẻ nhỏ, nên để ở khô ráo, thoáng mát, không có ánh nắng rọi trực tiếp vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.

Tiến hành rà soát tủ thuốc mỗi năm một lần để loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của những loại thuốc đã mua vì trên đó có thông tin quan trọng như hạn sử dụng, liều dùng, cách bảo quản, công dụng.

Nếu với thuốc chỉ có vỉ hoặc thuốc lẻ, có thể dán chữ viết công dụng của thuốc chữa bệnh vào vỉ thuốc để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Bác sĩ Lâm Nhung, giảng viên lớp liên thông trung cấp lên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, với nhiệt kế bằng thủy ngân thì phải cẩn thận ngay cả khi dùng và sử dụng, bởi dễ vỡ và có thủy ngân bên trong rất nguy hiểm. Nếu có thể hãy thay thế nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử.

Trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt hết sức cẩn thận với thuốc Aspirin khi dùng cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, vì dù giảm đau và hạ nhiệt tốt nhưng Aspirin lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt gây tổn hại niêm mạc dạ dày – tá tràng và tăng nguy cơ xuất huyết cho trẻ, hoặc hội chứng Reye.

Và nên nhớ, những thuốc trong tủ thuốc gia đình chỉ để chữa và đôi phó những bệnh đơn giản chứ không thay thế việc chữa bệnh mà không có bác sĩ nếu không thấy thuyên giảm.

Nguồn: Duocsi.edu.vn Tổng hợp.