Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Dược sĩ tư vấn cách chăm sóc và điều trị người bị bỏng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bỏng là tổn thương huỷ hoại da và tổ chức dưới da do nhiệt độ hoặc chất cháy gây nên. Bỏng gây đau đớn rất nhiều do tổn thương nhiều dây thần kinh cảm giác.

Bỏng da có nguy hiểm hay không?

Bỏng da có nguy hiểm hay không?

Theo các chuyên gia Hỏi đáp Y Dược, bỏng ở những vùng khác nhau cũng có ý nghĩa rất lớn đối với tính mạng và quá trình hồi phục. Theo đó, bỏng ở các vùng khác nhau cũng đem lại hậu quả khác nhau:

– Bỏng ở vùng mặt, cổ có thể gây phù nề, chèn ép đường thở dễ bị sẹo xấu và sự biến dạng.

– Bỏng ở mắt có thể dẫn đến mù.

– Bỏng ở bàn tay hoặc ở vùng các khớp có thể dẫn đến co cứng, mất hoặc giảm chức năng vận động.

– Bỏng vùng lưng, vùng hậu môn sinh dục và những vùng gần hậu môn sinh dục thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao,  kéo dài thời gian lành vết bỏng.

– Nếu nạn nhân hít phải khói, hơi nóng thì có thể gây bỏng đường hô hấp (respiratory burns), làm phù nề đường hô hấp, gây tắc nghẽn dẫn đến nguy cơ suy hô hấp, viêm phổi…

Xử trí và chăm sóc bỏng như thế nào?

Theo một số Dược sĩ tư vấn cho biết, khi bị bỏng việc đầu tiên là phải cắt đứt nguyên nhân gây bỏng, đây là việc làm trước hết để tránh cho nạn nhân bị bỏng sâu và rộng thêm. Theo đó, bạn có thể xử trí như sau:

Xử trí và chăm sóc bỏng như thế nào?

– Dập tắt lửa trên da (bằng nước hoặc cát, áo khoác, chăn, vải…không dùng vải nhựa, nilon đẻ dập lửa), tháo bỏ quần áo chỗ cháy hay thấm nước nóng (bỏng nước sôi, dầu, bỏng do ngã vào hố vôi nóng…) hay các dung dịch hóa chất, cắt nguồn điện nếu là bỏng do điện, bỏng do acid thì rửa bằng nước vôi loãng hoặc nước xà phòng, bỏng do kiềm thì đắp  dấm  ăn dung dịch 0,5 đến 5% hay nước chanh quả, bọc vùng bỏng chắc chắn rồi đổ nước lạnh lên, có thể cho vòi nước máy chảy trực tiếp lên vùng bỏng từ 20 – 30 phút, hoặc ngâm phần chi bị bỏng trong nước lạnh 3-4 phút 1 lần cho đến khi nạn nhân cảm  thấy đỡ đau rát.

– Tháo bỏ các vật cứng trên vùng bỏng như giầy, ủng, vòng, nhẫn trước khi vết bỏng sưng nề.

– Băng vô khuẩn vết bỏng sau khi đã rửa sạch vết bỏng bằng nước muối đẳng trương.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý: Không dùng nước đá để làm mát các vết bỏng hoặc ngâm toàn bộ cơ thể vào trong  nước, hay tháo bỏ quần áo bị cháy đã được làm mát, không lột quần áo mà dùng kéo cắt.

Phòng chống sốc cho người bị bỏng

– Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, nghỉ ngơi yên tĩnh.

– Động viên, an ủi nạn nhân.

– Khi nạn nhân tỉnh táo, không nôn, chướng bụng và không có những chấn thương khác, cho nạn nhân uống dịch A (Natribicarbonat 4g+đường 100g+nước vừa đủ 1 lít trong 24 giờ uống 1-2 lít),  nước chè đường nóng hoặc ORS , ủ ấm (nếu trời rét).

– Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, đảm bảo nhịp thở trên 12lần/phút)

– Vận chuyển nạn nhân nhẹ nhàng đến cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.

Duy trì đường hô hấp

Theo kiến thức Y Dược, nạn nhân bị bỏng vùng đầu mặt cổ, nhất là khi bị kẹt trong nhà bị cháy có dầu, đồ đạc, bàn ghế,  phim nhựa, polyme… đang bốc cháy thì nạn nhân sẽ hít phải các khí khói độc, đặc biệt là khí oxytcacbon gây hội chứng: tổn thương do hít thở gây co thắt thanh môn, phế quản, phù phổi, rối loạn nhịp tim, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, đau ngực, co giật… Những trường hợp này phải ưu tiên cấp cứu số 1 và phải được chuyển tới bệnh viện ngay. Phải theo dõi sát nạn nhân và đảm bảo sự thông thoáng đường hô hấp: Đưa bệnh nhân ra nơi thoáng khí và cho thở oxy nếu cần.

Phòng chống nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn cũng là 1 vấn đề rất quan trọng đối với nạn nhân bỏng, là 1 trong những yếu tố quyết định thành công trong việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân bỏng. Bản thân vết bỏng là vô khuẩn. Do vậy khi cấp cứu bỏng phải rất thận trọng để tránh vết bỏng bị nhiễm bẩn:

– Không sử dụng nước không sạch để dội, đắp vào vết bỏng trong khi sơ cứu nạn nhân.

– Không sờ mó vào vết bỏng.

– Không chọc vỡ các nốt phỏng.

– Người sơ cấp cứu nên rửa sạch tay trước khi sơ cứu vết thương nạn nhân.

– Nên có các tấm ga hoặc săng vô trùng để quấn, bọc bệnh nhân.

Dược sĩ tư vấn cách chăm sóc và điều trị người bị bỏng

Băng bó vết bỏng

– Không được bôi dầu, mỡ, dung dịch cồn, kem kháng sinh vào vết bỏng.

– Không được bóc da hoặc cố bóc mảnh quần áo dính vào vết bỏng.

– Vết bỏng sẽ chảy nhiều dịch nên trước khi dùng băng co giãn để băng vết bỏng lại thì phải đệm một lớp  bông thấm nước lên trên gạc hoặc vải phủ vết bỏng.

– Nếu bỏng bàn tay thì có thể cho bàn tay vào 1 túi nhựa rồi băng lỏng cổ tay, làm như vậy nạn nhân có thể vẫn cử động được các ngón tay và tránh làm bẩn vết bỏng.

– Nếu bỏng ở cổ tay hoặc chân thì trước hết phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch sau đó cho vào túi nhựa. Có thể đặt nẹp cố định chi bị bỏng, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải nâng cao chi bị bỏng để chống sưng nề các ngón, hướng dẫn nạn nhân vận động sớm các ngón chân, ngón tay nếu có thể được để tránh co da, dính khớp.

Sau khi sơ cứu thì đưa bệnh nhân đến các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn: duocsi.edu.vn