Thuốc cđược dùng để điều trị các triệu chứng do cảm lạnh và cảm cúm gây ra như ho, sốt, nhức đầu, chóng mặt, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt,…Tuy nhiên, nhiều người chưa nắm rõ công dụng chi tiết hay những tác dụng phụ không mong muốn dễ gặp phải.
- Dược sĩ hướng dẫn sử dụng và liều dùng của thuốc Smecta
- Dược sĩ hướng dẫn sử dụng liều dùng của thuốc Clarithromycin
- Dược sĩ chia sẻ thông tin về thuốc Cefixime và cách sử dụng
Thuốc cảm cúm Ameflu giúp giảm đau, hạ sốt, chữa trị cảm cúm
Công dụng và cách dùng thuốc cảm cúm Ameflu
Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn, Ameflu thuộc loại thuốc giảm đau, hạ sốt, có thành phần chính là Acetaminophen (Paracetamol). Thuốc cảm cúm Ameflu hiện nay được chia làm 2 loại là Ameflu ban ngàyvà Ameflu ban đêm.
Ameflu ban ngày bao gồm các thành phần: Acetaminophen, Guaifenesin, Phenylephrin HCl, Dextromethorphan. Còn Ameflu ban đêm vẫn có thành phần chính là Acetaminophen kết hợp với các thành phần như: Pseudoephedrine, Dextromethorphan HBr, Chlorpheniramine maleate.
Tuy nhiên, công dụng của chúng đều giống nhau như sau:
Làm giảm tạm thời sung huyết mũi, chảy mũi (sổ mũi), hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt, ho, đau rát cổ viêm họng, nhức đầu, đau mình, và sốt do cảm lạnh, sốt rơm (sốt mùa hè) hay các chứng dị ứng của đường hô hấp trên.
Cách dùng và liều dùng thuốc cảm cúm Ameflu
- Người lớn – trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên, chú ý cách mỗi 4-6 giờ, không được dùng quá 8 viên trong 24 giờ.
- Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: uống ½ viên cách mỗi 4-6 giờ, không được cho dùng quá 4 viên trong 24 giờ.
- Đặc biệt, không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
Một số lưu ý cho thuốc cảm cúm Ameflu
Lưu ý
Dược sĩ – Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, không dùng thuốc cảm cúm Ameflu để điều trị đau hơn 7 ngày hoặc sốt hơn 3 ngày trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc có thể gây buồn ngủ. Rượu, các thuốc giảm đau và an thần có thể làm tăng tác dụng gây buồn ngủ. Tránh dùng các đồ uống có chứa cồn khi đang dùng thuốc này
Không dùng thuốc cảm cúm Ameflu nếu như bạn đang dùng các thuốc giảm đau hay thuốc an thần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Nếu bạn bị đau hoặc sốt, cảm cúm kéo dài hay nặng hơn, hoặc có các triệu chứng mới xuất hiện như đỏ da hoặc sưng phù, phải tham khảo ý kiến bác sĩ, vì các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh lý trầm trọng hơn.
Nếu đau họng nặng, kéo dài hơn 2 ngày, kèm với sốt, nhức đầu, phát ban, buồn nôn, nôn mửa thì nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ.
Không dùng thuốc cảm cúm Ameflu, trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ trong các trường hợp:
- Nếu có các vấn đề ở đường hô hấp như khí phế thủng hay viêm phế quản mãn tính.
- Tăng nhãn áp (glaucom)
- Tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt.
- Bệnh tim, huyết áp cao, bệnh tuyến giáp hoặc tiểu đường.
- Không dùng chung thuốc cảm cúm Amefluvới các thuốc khác có acetaminophen (paracetamol).
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Ameflu
Đối với tác dụng phụ khi dùng thuốc Ameflu đến nay chưa có báo cáo chính thức tuy nhiên chúng khá hiếm gặp và thường xảy ra khi người bệnh sử dụng không đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất hay dược sĩ tư vấn.
Khi sử dụng thuốc các tác dụng phụ có thể gặp phải bao gồm phát ban, ngứa, sốt, xuất huyết (đái máu, ỉa phân đen, chấm hoặc mảng xuất huyết), đau họng, thiểu niệu và vàng da hoặc mắt. Thuốc có thể gây hưng phấn, đặc biệt ở trẻ em.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc cảm cúm Ameflu.