Gây mê là phương pháp làm mất hoàn toàn ý thức, cảm giác, phản xạ vận động của người bệnh giúp tạo điều kiện cho phẫu thuật diễn ra một cách thuận lợi.
- Dược sĩ cho biết 7 tác hại do lạm dụng kháng sinh
- Chuyên gia chia sẻ và hướng dẫn cách xử trí ngộ độc Digitalis
- Các chuyên gia nói về Paracetamol gây tổn thương gan
Thuốc Propofol Abbott gây mê đường tĩnh mạch
Các loại thuốc dùng trong gây mê
Thuốc tiền mê: Thuốc tiền mê là nhóm thuốc dùng trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc mê chính thức. Thuốc tiền mê giúp cho người bệnh tránh được những tai biến, phản xạ bất lợi trong mổ, cụ thể:
- Giúp người bệnh an thần, giảm chuyển hóa cơ bản, giảm lượng thuốc mê cần thiết.
- Làm giảm các phản xạ nguy hiểm: Nôn, co thắt, khí phế quản, phản xạ phó giao cảm
Nguyên tắc dùng thuốc tiền mê: Kết hợp của 3 loại: An thần + giảm đau + Kháng cholin.
Dược sĩ tư vấn đối với các nhóm giảm đau dùng trong tiền mê gồm có nhóm á phiện (Morphin chlohydrat, Pethidin, Fentanyl…). Đặc điểm bất lợi của nhóm này là hạn chế hô hấp, do vậy không dùng cho các trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 60 tuổi, bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, hen phế quản, phẫu thuật não bộ, đường mật. Nhóm này còn có tác dụng phụ là làm giảm nhu động ruột dễ gây liệt ruột, táo bón hậu phẫu.
Thuốc kháng cholin gồm 2 loại chính thường dùng là Atropin sulfat và scopolamin có tác dụng giảm tiết đờm dãi đường hô hấp trên, giảm phản xạ phó giao cảm khi dùng với liều lớn
Nhóm an thần dùng trong tiền mê gồm có: Các barbituric, phenothiazin, Butyrophenon, Bẹnodiazepin. Có tác dụng an thần, gây ngủ, chống lo âu, tăng cường tác dụng của á phiện và thuốc mê.
Thuốc gây mê được sử dụng trong các cuộc phẫu thuật
Dược sĩ Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược(Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chỉ rõ thuốc gây mê có các loại:
- Gây mê đường hô hấp
- Gây mê đường tĩnh mạch
Tùy vào từng đối tượng điều trị mà y bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp gây mê phù hợp đảm bảo các tiêu chí: khởi mê êm dịu, gây mê sâu dễ kiểm soát, khởi mê nhanh, thoát mê nhanh, giảm tối đa các tác dụng phụ cho người bệnh.
Gây mê đường hô hấp với các thuốc được sử dụng như: Oxyd nitơ – N2O, Halothan (Fluothan), Enfluran (Ethran, Alyran), Isofluran (Foran, aerran, Nederan), Sevofluran (Ultan), Desfluran ( Supran).
Thuốc mê đường tĩnh mạch gồm các loại: Thiopental, Ketamin, Diprivan 1%,
Thuốc giãn cơ là những thuốc làm liệt cơ không có tác dụng giảm đau. Thuốc giãn cơ được chia làm 2 nhóm là nhóm tranh chấp tác dụng dài ( Gallamin, Tubocurarin, vecuroniumbromid, tracrium) dùng cho phẫu thuật lớn với thời gian kéo dài và nhóm khử cực giãn cơ ngắn ( Succinylcholin) dùng cho phẫu thuật nhỏ thời gian ngắn hơn
Các phương pháp gây mê hiện nay đang được áp dụng
Các phương pháp gây mê có sử dụng thuốc gồm có: Gây mê đường hô hấp, gây mê đường tĩnh mạch, gây mê nội khí quản.
Thuốc gây mê Ketamin Hcl
- Gây mê đường hô hấp thường dùng thuốc mê lỏng bay hơi ở nhiệt độ thường, các thuốc thường dùng: Narcotan, Fluothan, Isofluran.
- Gây mê bằng đường tĩnh mạch đơn thuần dùng các loại thuốc như Thiopental, Ketamin, Propofol có thể kết hợp dùng mask thanh quản. Người bệnh phải nhịn ăn 6-8 giờ trước mổ và phải luôn chuẩn bị đủ phương tiện để chuyển sang mê nội khí quản khi cần.
- Gây mê nội khí quản là dùng thuốc gây mê kết hợp với thuốc giãn cơ có hô hấp điều khiển. Ống nội khí quản đặt qua mũi hoặc miệng bệnh nhân hoặc dùng mask thanh quản thay cho ống nội khí quản
Đối với phẫu thuật có gây mê cần chuẩn bị đầy đủ phương tiện dụng cụ gây mê các loại, phương tiện cấp cứu để kịp thời xử trí trong mọi trường hợp bất thường.
Nguồn: duocsi.edu.vn