Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Dược sĩ chia sẻ thuốc điều trị tiêu chảy

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tiêu chảy là bệnh lý về tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bài viết này sẽ trình bày các thuốc được sử dụng, cách sử dụng hợp lý các thuốc trong điều trị tiêu chảy.

Chuyên gia chia sẽ thuốc điều trị tiêu chảy

Tiêu chảy là gì?

  • Đi ngoài nhiều lần (3 lần/ngày), sự tống phân nhanh và phân nhiều nước
  • Có thể kèm theo sốt, đau bụng và buồn nôn

Đối tượng dễ bị tiêu chảy?

  • Người cao tuổi và ốm yếu, trẻ em <5 tuổi
  • Nguyên nhân: Theo trang tin Dược sĩ thì nguyên nhân là do xuất hiện chất không được hấp thu trong lòng ruột, kéo theo nước vào lòng ruột do cơ chế thẩm thấu
  • Cơ chế gây tiêu chảy:

+ Niêm mạc ruột tăng bài tiết dịch và các chất điện giải

+ Tăng nhu động ruột gây mất cân bằng giữa hấp thu và bài tiết nước và chất điện giải.

Hậu quả tiêu chảy?

  • Mất nước và giảm Na+ do mất dịch
  • Giảm K+ (và có thể dẫn tới loạn nhịp tim)
  • Tắc liệt ruột
  • Mất bicarbonate qua phân
  • Tăng sự giảm bài tiết acid qua thận có thể gây toan chuyển hóa

Nguyên nhân gây tiêu chảy?

  • Nhiễm virus: rotavirus, norovirus…
  • Nhiễm vi trùng: E.coli, tả, lỵ trực tràng
  • Nhiễm ký sinh trùng: Giardia, Entamoeba (lỵ amip)
  • Nhiễm giun sán: Giun kim
  • Dị ứng: Sữa bò
  • Kém hấp thu: Bất dung nạp đường lactose, suy tụy…
  • Bệnh tự miễm: Viêm loét đại tràng mạn tính
  • Khác: Sau dùng kháng sinh, sau hóa trị…

Phân loại tiêu chảy?

  • Tiêu chảy cấp <2 tuần: Do nhiễm virus, vi khuẩn và ký sing trùng, độc tố, độc chất, thuốc, thức ăn (thức ăn gây dị ứng, nhiều chất xơ, mỡ…)
  • Tiêu chảy mạn >2 tuần: có thể do bệnh lý nghiêm trọng hoặc chỉ cơ năng như: thực phẩm gây tiêu chảy, bệnh viêm ruột, cường giáp.

Mục tiêu điều trị?

  • Tăng quá trình hấp thu các dịch trong lòng ruột
  • Làm giảm nhu động ruột

Nguyên tắc điều trị?

  • Bù nước và điện giải
  • Điều trị triệu chứng

Lưu ý:

  • Tiêu chảy cấp tính: chỉ cần bù nước và điện giải
  • Tiêu chảy mạn tính: dùng thuốc
  • Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: phải điều trị bằng kháng sinh, thuốc diệt ký sinh trùng…

Điều trị tiêu chảy bù nước, điện giải?

  • Nước muối đường: 1 muỗng cà phê muối + 8 muỗng đường + 1L nước
  • Nước cháo muối: gạo 50g + 1 muỗng muối ăn + 1L nước nấu cháo
  • Nước muối dừa: muối ăn 1 muỗng cho vào 1L nước dừa non
  • Trường hợp mất nước nặng: cần nhập viện và điều trị bằng truyền tĩnh mạch các dung dịch như Ringer lactate, NaCl 0,9%; Glucose 5%

Điều trị tiêu chảy giảm nhu động ruột?

Tác dụng:

  • Làm giảm nhu động ruột
  • Làm tăng quá trình hấp thu nước và điện giải
  • Làm giảm thành phần nước trong phân

Nhược điểm: chậm quá trình thải yếu tố gây nhiễm khuẩn

Loperamid: hấp thu chậm và không hoàn toàn sau uống, chậm và ít qua hàng rào máu não nên rất ít tác dụng đến thần kinh trung ương.

Codein, Diphenoxylat: có thể gây nghiện nên ít được dùng hơn

Các thuốc này đều không nên dùng cho trẻ em < 6 tuổi

Điều trị tiêu chảy hấp phụ?

Một số thuốc: Theo chuyên gia Nguyễn Thị Hồng giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội thì Calci polycarbophil, Dioctahedral smectite (Smecta), Attapulgite

  • Tác dụng: giảm nước trong phân và tạo khuôn cho phân và giảm số lần đi ngoài.
  • Hấp phụ độc tố, vi khuẩn, thuốc, dịch tiêu hóa, khí…
  • Ưu điểm: không gây tác dụng phụ toàn thân
  • Nhược điểm: làm giảm hấp thu các thuốc đồng thời

Điều trị tiêu chảy bổ sung men vi sinh?

  • Thuốc bổ sung vi khuẩn đường ruột có lợi: Lactobacillus (Biolactyl, probio…)
  • Chỉ định: tiêu chảy do sử dụng kháng sinh lâu dài, do Rotavirus, viêm ruột màng giả do không dung nạp lactose

Biolactyl

Điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn?

Người lớn: Kháng sinh Quinolon

Tiêu chảy do E.coli (ETEC, EHEC), Campylobacter, Yersinis, Salmonella, Vibrio spp

  • Thuốc ưu tiên: kháng sinh nhóm Quinolon (uống hoặc truyền) 5 ngày (người >12 tuổi):

+ Ciprofloxacin 0,5g  2 lần/ngày

+ Hoặc Norfloxacin 0,4g  2 lần/ngày

  • Thuốc thay thế: Ceftriaxon đường tĩnh mạch 50-100 mg/kg/ngày 5 lần/ngày

Tiêu chảy do Clostridium difficile

  • Thuốc ưu tiên: Metronidazol 250mg (uống) mỗi 6h 7-10 ngày.
  • Thuốc thay thế: Vancomycin 250mg (uống) mỗi 6h7-10 ngày.

Tiêu chảy do Shigella (lỵ trực khuẩn)

  • Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền tĩnh mạch)5 ngày (>12 tuổi)

+ Ciprofloxacin 0,5  2 lần/ngày

+ Hoặc Norfloxacin 0,4  2 lần/ngày

  • Thuốc thay thế:

+ Ceftriaxon (tĩnh mạch) 50-100 mg/kg/ngày  5 ngày

+ Hoặc Azithromycin (uống) 0,5 g/ngày  3 ngày (ưu tiên cho phụ nữ có thai) hoặc Azithromycin (uống) 10 mg/kg/ngày 3 ngày (cho trẻ em <12 tuổi).

Tiêu chảy do thương hàn (Salmonella typhi, paratyphi)

  • Thuốc ưu tiên: Quinolon (uống hoặc truyền) 4-10 ngày (>12 tuổi):

+ Ciprofloxacin 0,5g  2 lần/ngày

+ Hoặc Norfloxacin 0,4g  2 lần/ngày

  • Thuốc thay thế: Ceftriaxon (tĩnh mạch) 50-100 mg/kg/lần 1 lần/ngày  10-14 ngày