Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Dược sĩ chia sẻ những điều cần quan tâm khi ăn đường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Hiện nay, trẻ em và một số người lớn rất thích ăn đường. Đường tuy tốt, nhưng không nên ăn nhiều, nếu ăn nhiều thì ngược lại, sẽ có hại cho sức khoẻ.

Khi nào thì nên ăn đường?

Khi nào thì nên ăn đường?

Vậy khi nào ăn đường thì tốt, bác sĩ Truong Cao dang Duoc Sai Gon, cùng Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng sẽ cho chúng ta biết khi nào ăn đường thì không tốt và tốt

Thưa bác sĩ, Thời gian ăn đường tốt nhất là khi nào?

Trả lời:

  • Trước khi đi tắm : Tắm sẽ ra rất nhiều mồ hôi, tiêu hao thể lực, cần phải bổ sung nước và năng lượng , ăn đường sẽ đề phòng được những sự thiếu hụt này.
  • Trước khi vận động : Khi vận động cần phải tập trung tinh lực, so với các thực vật khác, đường có thể cung cấp kalo nhanh hơn.
  • Khi mệt mỏi và đói : So với các loại thực phẩm khác, đường có thể nhập vào máu nhanh hơn, nâng cao được đường huyết nhanh hơn.
  • Người bi bệnh đường ruột, khi bị nôn oẹ : công năng tiêu hoá của bệnh nhân không tốt, bị mất nước,dinh dưỡng không đủ, ăn một chút đường hoặc uống nước đường có pha một chút muối sẽ bằng uống thuốc bổ.
  • Khi chóng mặt buồn nôn, ăn một chút đường có thể nâng cao đường huyết, ổn định tinh thần, có lợi cho việc khôi phục bình thường.
  • Khi đi tàu, xe, thuyền, nếu điều kiện không tốt, ăn cơm vừa không tiện, vừa mất vệ sinh, ăn một chút đường vừa tiện lợi lại vừa giải quyết được vấn đề.

Hỏi: Thưa Dược sĩ, những lúc nào không nên ăn đường?

Trả lời:

  • Trước khi ăn cơm : Sau khi ăn đường, khẩu vị sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến  lượng ăn bình thường, nếu kéo dài, người sẽ gầy đi, dinh dưỡng không đủ.
  • Trước khi ngủ : Đường sẽ lưu lại ở các kẽ răng, rất có lợi cho vi trùng sinh sôi nảy nở, tổn hại cho răng. Nếu ăn đường loại sôcôla v.v… thì còn tạo cho  thần  kinh hưng phấn, sẽ mất ngủ.
  • Sau khi ăn no : Lúc này mà lại ăn đường thì người sẽ trở nên béo, nếu đường nhiều sẽ kích thích insulin phân tiết, khiến cho  tế bào  insulin  vì phân tiết quá nhiều mà bị suy nhược, dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Khi nói chuyện : Vừa nói chuyện vừa ăn kẹo, thì kẹo dễ rơi vào khí quản, làm tắc nghẽn thực quản, đối với trẻ em cần phải chú ý.
  • Khi đang đau răng : Ăn đường sẽ càng đau hơn, bệnh sẽ nặng hơn.
  • Khi bị dị ứng da. Đường huyết cao là điều kiện để cầu khuẩn nhỏ sinh sôi nảy nở. Ăn đường có thể làm cho lớp da bị dị ứng thường xuyên nhiều lần, chữa không khỏi. Cho nên người nhiều mụn nhọt hoặc bị dị ứng da thì không
  • Cho nên, để bảo vệ sức khoẻ, cần phải nắm vững những thời cơ ăn đường có lợi  thì mới đạt được mục đích hại ít lợi nhiều. Cho  trẻ thơ ăn  đường lại càng cần  phải lưu ý đến khoa học.

Ăn nhiều đường quá gây nguy hiểm đến sức khỏe

Ăn nhiều đường quá gây nguy hiểm đến sức khỏe

Hỏi: Thưa Dược sĩ, có nên ăn nhiều đường?

Đường là vật chất dinh dưỡng mà nhân loại rất cần, năng lượng mà các  tổ  chức  khí quan của cơ thể cần thiết, đại bộ phận đều do đường cung cấp.

Trẻ em và một số người lớn rất thích ăn đường. Đường tuy tốt, nhưng không nên ăn nhiều, nếu ăn nhiều thì ngược lại, sẽ có hại cho sức khoẻ. Theo Dược sĩ tư vấn, những tác hại của việc ăn nhiều đường :

  • Ăn nhiều đường sẽ dẫn đến chất dinh dưỡng không tốt. Bất cứ loại đường nào cũng đều thiếu chất protein, chất mỡ, vitamin và chất khoáng. Ăn nhiều đường, người ta sẽ không cảm thấy đói nữa, không muốn ăn và sẽ ăn ít cơm. Tự nhiên, chất dinh dưỡng do ăn uống mà ra cũng sẽ ít đi. Nếu kéo dài, sẽ dẫn đến dinh dưỡng không đầy đủ.
  • Ăn nhiều đường sẽ dẫn đến hệ thống tiêu hoá có bệnh. Hiện nay có rất nhiều bậc cha mẹ trẻ cho rằng đường nho có chất dinh dưỡng, dễ tiêu  hoá, thường dùng nó để thay đường trắng cho trẻ con ăn dài ngày, ngược lại sẽ chỉ dẫn đến làm cho  công năng của dạ dày và ruột trở nên “ Lười biếng ”, khiến cho việc phân tiết của dung môi tiêu hoá bình thường bị giảm sút, công năng tiêu hoá bị thoái hoá, ảnh hưởng đến việc hấp thu tiêu hoá thức ăn, thậm chí còn dẫn đến mang bệnh cho hệ thống tiêu hoá.
  • Ăn nhiều đường dễ bị sún răng : Đường làm cho độ toan ở trong mồm tăng  lên, tạo thành nhũ toan khuẩn, liên cầu khuẩn sinh trưởng phát dục mà có điều  kiện sinh sôi nảy nở, răng bị chất toan ăn mòn, sẽ sinh ra sâu răng. Những trẻ em thường xuyên ăn đường, tỉ lệ sún răng lên tới trên 95%.
  • Ăn nhiều đường dễ phát sinh gãy xương. Bởi vì đường chuyển hoá cần phải có vitamin B4, ăn nhiều đường quá khiến cho vitamin B4 trong cơ thể giảm đi, do đó mà  hạ thấp năng lực của hoạt động cơ bắp thần kinh. Ngoài ra ăn nhiều  đường còn  làm cho sản vật có chất toan trong cơ thể tăng lên, mà chất kiềm và chất canxi thì lại giảm đi, sẽ tạo thành chất xương bị nhão, dễ xảy ra gãy xương.
  • Ăn nhiều đường sẽ làm cho mắt cận thị phát triển, dẫn đến  cận  thị trục của mắt. Các chuyên gia kêu gọi : Các trẻ em và học sinh tuyệt đối không nên ăn nhiều đường.
  • Ăn nhiều đường dài ngày dễ sinh béo  phì. Bởi vì những phần đường dư thừa  sẽ chuuyển hoá thành mỡ tích tụ lại ở dưới da, sinh ra béo phì. Và do béo phì mà dẫn đến các bệnh tật khác.
  • Ăn quá nhiều đường sẽ làm cho tính khí con người trở nên nóng nảy, hấp tấp.

Theo tài liệu của sở nghiên cứu quan hệ gia đình ở Mỹ cho biết : Ăn nhiều đường dẫn đến nồng độ đường huyết tăng cao, khiến cho trẻ em trở nên nóng nảy hấp tấp, có thể mắc bệnh đa động. Người lớn tính tình nóng nảy hấp tấp dễ xảy ra tai nạn.