Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Các phương pháp chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả do căng thằng mùa thi cử

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đau dạ dày do stress là một hiện tượng thường gặp đối với các bạn học sinh, đặc biệt là những bạn học sinh sắp thi chuyển cấp, thi học kì hoặc thi Đại học. Vậy có những cách nào để chữa trị bệnh đau dạ dày do căng thẳng mùa thi cử?

Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp ở những người bị áp lực thi cử đè nặng

Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp ở những người bị áp lực thi cử đè nặng

Để hiểu rõ hơn về bệnh lí đau dạ dày, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sỹ đa khoa Chu Hòa Sơn cùng một số Dược sĩ hiện đang công tác và giảng dạy tại Truong Cao dang Duoc Sai Gon để giúp các bạn học sinh biết về các triệu chứng và cách chữa đau dạ dày hiệu quả nhất .

Thưa bác sĩ: xin cho hỏi triệu chứng của bệnh đau dạ dày biểu hiện như thế nào ?

 Khi chịu áp lực trong học tập, thi cử, căng thẳng thì các bạn bị đau dạ dày sẽ có các triệu chứng sau:

 Bụng đau, cồn cào hoặc đau rát:

Đau ở vùng bụng trên hay còn gọi là đau thượng vị và bị nóng rát. Đặc biệt, khi ăn  còn gây đau hơn hoặc bớt đau tùy thuộc vào vị trí viêm loét dạ dày, tá tràng.

Nôn, buồn nôn:

Đây là triệu chứng thường gặp ở đại đa số người bệnh. Khi thường xuyên buồn nôn hoặc nôn bạn cần lưu ý. Vì nôn làm thức ăn cùng acid trong dạ dày trào ngược từ dạ dày đẩy ra miệng, nguy cơ dẫn đến viêm loét thực quản, tổn thương niêm mạc dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Ợ chua, ợ hơi

Hầu hết người bị đau dạ dày đều có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua do sự vận động không ngừng của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn khó tiêu dẫn đến len men và sinh ra ợ hơi

Chán ăn, suy nhược cơ thể

Biểu hiện chán ăn, ăn không ngon là do chức năng hệ tiêu hóa không ổn định, kèm theo dấu hiệu miếng đắng, mất cảm giác mùi vị Tuy nhiên, không phải lúc nào chán ăn cũng là triệu chứng đau dạ dày, mà nó có thể là biểu hiện của bệnh lý khác như: gan, thận, tâm thần rối loạn

Cảm giác đầy bụng

Bụng bị đầy sau khi ăn cũng là biểu hiện bạn bị đau dạ dày nên theo dõi tình trạng cơ thể mình để phát hiện bệnh sớm, dễ chữa trị.

Các phương pháp chữa trị bệnh đau dạ dày

Các phương pháp chữa trị bệnh đau dạ dày

Thưa Dược sĩ: làm thế nào để chữa đau dạ dày hiệu quả do căng thẳng trong kì ôn thi ạ?

Nếu phát hiện những dấu hiệu trên thì các bạn không được chủ quan mà phải đưa ra các biện pháp giải quyết cơn đau một cách hiệu quả. Cùng tìm hiểu một vài bí kíp bỏ túi để ngăn ngừa chứng đau bao tử do căng thẳng quá mức sau:

Khi cơn đau dạ dày bất chợt xuất hiện trong lúc đang học bài thì áp dụng những mẹo như xoa bụng theo chiều kim đồng hồ lặp lại nhiều lần, dùng túi chườm nóng vào phần bụng để giảm đau tạm thời, uống nghệ mật ong đây là bài thuốc đơn giản này rất tốt cho dạ dày và có thể uống ngay vào lúc đau hoặc dùng hàng ngày.

– Các bạn phải sắp xếp việc học tập một cách điều độ và khoa học. Phân chia việc học và nghỉ ngơi để tâm lý luôn thoải mái, không thức khuya, các bạn cần ngủ từ 6 – 8 tiếng một ngày vì khoảng thời gian đó, các hoạt động của dạ dày cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động.

Theo các Dược sĩ tư vấn: Tập thể dục đều đặn và tham gia các hoạt động ngoại khóa một cách tích cực là phương pháp hữu hiệu nhất để giải tỏa căng thẳng. Khi cơ thể chúng mình hoạt động thể chất sẽ làm giảm căng thẳng và kích thích việc sản xuất các hóa chất trong não bộ được gọi là Endorphins cải thiện tâm trạng.

Có kế hoạch ăn uống thật lành mạnh dần dần thay thế thói quen ăn chua cay và đồ uống có gas thành những món ăn dễ tiêu hóa như hoa quả, rau xanh và các loại thực phẩm có tính mát.

Sử dụng các phương pháp học tập đa dạng để tạo tâm lí thoải mái khi học ôn tập cho kì thi. Hiện tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có tổ chức các lớp ôn tập online tại trang https://www.facebook.com/KythiTHPTquocgia/ để giúp các bạn học sinh có được những buổi ôn thi hiệu quả nhất.

Chứng đau dạ dày nếu để lâu sẽ trở nên trầm trọng dẫn đến căn bệnh như xuất huyết dạ dày, nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày. Chính vì thế, nếu như áp dụng những phương pháp trên mà các cơn đau khôn giảm, các bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ để khám bệnh và tìm ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhé!