Search
Thứ Năm 21 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Hướng dẫn phòng ngừa và chăm sóc loét tỳ đè tại nhà

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Loét tỳ đè ( loét ép) là biến chứng nguy hiểm xảy ra ở bệnh nhân liệt, nằm lâu do tai biến, tai nạn chấn thương, người già yếu và người sống thực vật. 

Bệnh nhân loét vùng cùng cụt

Bệnh nhân loét vùng cùng cụt

Loét ép là gì?

Theo các bác sĩ đang làm công tác giảng viên tại Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho hay:  Loét đè ép là loại loét có tính chất hoại tử do kém dinh dưỡng ở một vùng da, tổ chức dưới da và cơ của cơ thể, nguyên nhân là do đè ép lâu

Cơ chế loét

 co-che-loet-ep                                       

Những người bệnh nào có nguy cơ cao bị loét đè ép?

Những người có nguy cơ cao bị loét da do tỳ đè là những người bị hạn chế hoặc không còn khả năng vận động như các bệnh nhân trong các trường hợp sau:

+ Sau PT thần kinh, sau bó bột chậu lưng chân,…

+ Tổn thương tủy sống gây mất vận động, cảm giác 2 chi dưới

+ Người già thiếu dinh dưỡng nằm lâu ngày, vận động kém

+ Hôn mê do TBMMN, chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn

Các vị trí dễ bị loét

Cần kiểm tra kĩ những khu vực da chịu sự chèn ép của trọng lực, những khu vực da có xương nhô ra ,ở mỗi một tư thế nằm lại có những vị trí dễ loét khác nhau như  :

nhung-cho-de-xuat-hien-loet

nhung-cho-de-xuat-hien-loet-1

Làm thế nào để nhận biết được loét tỳ đè?

Theo các Dược sĩ: Để biết được loét tỳ đè, chúng ta căn cứ vào các dấu hiệu sau:

+ Lúc đầu bệnh nhân có thể đau hoặc không đau ở vị trí tì đè…

+ Da vùng bị tì đè đỏ lên do sung huyết, sau đó có nốt phỏng.

+ Nốt phỏng vỡ thành vết trợt biểu bì, dưới vết trợt có màu đỏ hoặc xanh rồi đen lại.

+ Cảm giác và nhiệt độ tại chỗ giảm.

+ Vết loét tăng nhanh gây hoại tử, khó điều trị do có thể bị bội nhiễm.

Những bệnh nhân bị loét do tỳ đè có thể phải cắt lọc phần da ,tổ chức bị hoại tử và dùng nhiều kĩ thuật điều trị tốn kém, nặng hơn bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong nếu không xử lí kịp thời.

Đa số các trường hợp loét da do tỳ đè có thể phòng tránh được nếu nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân biết cách chăm sóc và phòng ngừa trước khi loét tỳ đè xảy ra.

Phòng ngừa loét da do tỳ đè như thế nào là đúng cách và hiệu quả?

Theo các bác sĩ đang làm công tác giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: những người có nguy cơ cao bị loét da do tỳ đè cần được xây dựng kế hoạch kiểm tra da hằng ngày để loại bỏ những yếu tố nguy cơ gây loét tỳ đè,đồng thời phát hiện sớm loét tỳ đè để có những điều trị,chăm sóc kịp thời giúp vết vùng bị loét nhanh hồi phục.

Chăm sóc loét tỳ đè như thế nào?

Chăm sóc loét tỳ đè như thế nào?

Dự phòng và chăm sóc loét

Nguyên tắc

  • Thay đổi tư thế thường xuyên
  • Giữ gìn da khô, sạch sẽ, nhất là những vùng dễ bị loét ép
  • Thường xuyên xoa bóp tăng tuần hoàn vùng tì đè, không xoa bóp trong giao đoạn trợt
  • Quản lí chất tiết
  • Phòng ngừa tổn thương da
  • Đảm bảo dinh dưỡng
  • Tránh bị tì đè
  • Vải trải giường thẳng và phẳng
  • Thay đổi tư thế nằm 2h/lần hoặc theo chỉ định
  • Dùng đệm nước, đệm hơi hoặc đệm áp lực đặt BN nằm lên.
  • Chêm độn vùng tỳ đè bằng vòng gòn, vòng hơi cao su.
  • Giữ gìn da khô, sạch, nhất là vùng dễ bị loét
  • Quan sát vùng dễ bị loét
  • Thay quần áo, vải giường mõi khi da ẩm ướt.
  • Lau rửa sạch vùng da ẩm ướt và bẩn như vùng mông BN đại tiểu tiện không tự chủ bằng xà phòng và nước ấm.
  • Giữ da của BN luôn khô ráo, đặc biệt những vùng tỳ đè,hay ra mồ hôi. Xoa bột talc để thấm hút nước.
  • Quản lý chất tiết
  • Thay băng vết thương mỗi khi thấm dịch.
  • Quản lý nước tiểu, phân: khi người bệnh tiểu tiện không tự chủ như: đặt sonde, tã giấy, bỉm,…
  • Chăm sóc hệ thống dẫn lưu đảm bảo kín,1 chiều, vô khuẩn, thay túi
  • Kích thích tuần hoàn tại chỗ
  • Xoa bóp
  • Kết hợp với tập cho BN cử động để tránh tư thế xấu cho bệnh nhân về sau này.
  • Có thể kết hợp với sử dụng sức nóng: đèn chiếu để kích thích tuần hoàn tại chỗ loét.
  • Phòng ngừa tổn thương da
  • Di chuyển và xoay trở người bệnh cản thận để ngăn ngừa tổn thương da do va chạm và cọ xát
  • Đảm bảo dinh dưỡng
  • Tăng sức đề kháng và tái tạo da : Đảm bảo Calories, Protein 1-2g/kg/ngày, Vitamin, Yếu tố vi lượng

Dược sĩ tư vấn thêm: Để tránh cho bệnh nhân bị loét tỳ đè thì nhân viên y tế ,người bệnh và gia đình người bệnh phải có sự phối hợp và hợp tác với nhau trong việc chăm sóc người bệnh hàng ngày,vì thế người điều dưỡng phải giải thích , cung cấp thông tin và hướng dẫn người bệnh ,người nhà người bệnh cách để dự phòng và chăm sóc bệnh nhân loét ép. Đồng thời phải quan sát và kiểm tra cách chăm sóc của gia đình người bệnh thường xuyên để đưa ra những hướng dẫn kịp thời.