Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương đưa đến tăng nguy cơ gẫy xương.
- Dấu hiệu của viêm amidan nhất định không được bỏ qua
- Tìm hiểu về bệnh đau vai gáy và cách chữa bệnh hiệu quả
- Những dấu hiệu hay gặp của bệnh phong thấp
Bệnh loãng xương gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng
Nhằm giúp độc giả tìm hiểu về bệnh loãng xương, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia…… , giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để biết được nguyên nhân, triệu chứng và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị bệnh loãng xương.
Hỏi: Thưa bác sĩ Chu Đình Sơn, có những nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh lý loãng xương?
Trả lời:
Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương dẫn đến tổn thương độ chắc của xương. Độ chắc của xương bao gồm sự toàn vẹn cả về khối lượng và chất lượng của xương.
Khối lượng xương được biểu hiện bằng
+ Mật độ khoáng chất của xương
+ Khối lượng xương
Chất lượng xương phụ thuộc vào:
+ Thể tích xương.
+ Vi cấu trúc của xương (Thành phần chất nền và chất khoáng của xương).
+ Chu chuyển xương (Tình trạng tổn thương vi cấu trúc xương, tình hình sửachữa cấu trúc của xương).
Căn cứ vào nguyên nhân loãng xương chia thành loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát .
Loãng xương thứ phát
Thường gặp triệu chứng loãng xương trong các bệnh suy sinh dục , cường vỏ thượng thận , dùng cortisol kéo dài, cường cận giáp, rối loạn hấp thu, bất động kéo dài….. và vì vậy ta chỉ cần điều trị nguyên nhân thì biểu hiện loãng xương sẽ hết.
Loãng xương nguyên phát:
Là do sự lão hóa của các tạo cốt bào, tuổi càng cao thì tình trạng thiểu sản xương càng tăng, cho đến khi trọng lượng xương (trong một đơn vị thể tích) giảm trên 30% thì có biểu hiện lâm sàng.
Loãng xương nguyên phát được chia thành 2 type:
- Loãng xương type I: Loãng xương ở tuổi mãn kinh.
- Nguyên nhân : Thiếu hụt Estrogen
- Đặc điểm:
Mất chất khoáng xương xốp (xương bè ) ,biểu hiện sự lún các đốt sống hoặc gãy Pouteau-Colles
Xét nghiệm : Giảm tiết hormone cận giáp trạng ,tăng thải calci qua nước tiểu
- Loãng xương type II: Loãng xương tuổi già.
- Nguyên nhân : giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp thứ phát.
Xuất hiện cả nam và nữ ( tuổi > 70 )
Mất chất khoáng toàn thể cả xương xốp ( xương bè ) và xương đặc ( xương vỏ ) và biểu hiện chủ yếu là gãy cổ xương đùi
Biểu hiện của bệnh loãng xương là gì?
Hỏi : Thưa chuyên gia, biểu hiện thường gặp của bệnh loãng xương ?
Trả lời :
Thông thường loãng xương không gây đau, triệu chứng âm thầm .Theo Bác sĩ Nguyên Hữu Định – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết: Các triệu chứng đầu tiên có thể là biểu hiện biến chứng của loãng xương( xẹp đốt sống hoặc gãy xương ngoại vi)
– Xẹp đốt sống : đau khi một đốt sống mới bị xẹp hoặc đốt sống tiếp tục xẹp.Đau kiểu cơ học.
– Biến dạng cột sống: Gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do thân các đốt sống bị gãy.
– Gẫy xương: Các vị trí thường gặp là gãy đầu dưới xương quay, gãy cổ xươngđùi, gãy các đốt sống (lưng và thắt lưng); xuất hiện sau chấn thương rất nhẹ, thậm chíkhông rõ chấn thương.
Hỏi: Thưa chuyên gia, để điều trị bệnh loãng xương chúng ta cần phải làm gì?
Trả lời:
Thứ nhất: Phòng tránh bệnh loãng xương chúng ta cần chú ý những điều sau:
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia
- Điều trị tốt các bệnh lý thứ phát có thể gây loãng xương
- Bổ sung Ca hằng ngày chủ yếu thông qua chế độ ăn uống (ăn các thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm của sữa như: Sữa chua, phomat…cá, nhất là cá mòi, cá thu. Các loại rau củ hạt: Xúp lơ xanh, cải xoăn, củ cải đường, rau xanh đậm, hạt đậu nành). Đồng thời bổ sung kèm theo vitamin D trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Tập thể dục đều đặn, lựa chọn hình thức vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe: Vận động thể chất thường xuyên giúp bảo vệ hệ xương, tránh được nguy cơ gãy xương, rạn nứt xương. Mỗi người nên dành khoảng 30 phút để đi bộ mỗi ngày
- Khám định kỳ: Nên đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương định kỳ. Đây là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm bệnh loãng xương.
Thứ hai :Các thuốc bổ sung nếu chế độ ăn không đủ (dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị) được các Dược sĩ khuyên dùng.
+ Calci: cần bổ sung calci 500 – 1.500mg hàng ngày.
+ Vitamin D 800 – 1.000 UI hàng ngày (hoặc chất chuyển hoá của vitamin D là Calcitriol 0,25 – 0,5 mcg, thường chỉ định cho các bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy thận vìkhông chuyển hóa được vitamin D).
+ Các thuốc chống hủy xương: Làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương
Nhóm Bisphosphonat: Hiện là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điềutrị các bệnh lý loãng xương (người già, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới, docorticosteroid).
Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, dưới 18 tuổi (cần xem xéttừng trường hợp cụ thể ) suy thận .
Khi nào cần điều trị ngoại khoa?
Hỏi : Khi nào tôi phải điều trị ngoại khoa thưa chuyên gia ?
Trả lời :
- Trường hợp gãy cổ xương đùi có thể bắt vis xốp, thay chỏm xương đùi hoặc thay toàn bộ khớp háng
- Gãy đốt sống, biến dạng cột sống: Phục hồi chiều cao đốt sống bằng các phươngpháp tạo hình đốt sống (bơm xi măng vào thân đốt sống, thay đốt sống nhân tạo…).
- Phụ nữ sau mãn kinh, nam giới > 60 tuổi bị gãy đốt sống, gãy cổ xương đùi hoặc gãy xương cổ tay do chấn thương nhẹ. Có thể được điều trị loãng xương mà không cần đo khối lượng xương. Việc đo khối lượng xương sẽ được thực hiện sau đó, khithuận tiện, để theo dõi và đánh giá kết quả điều trị
Nguồn: Bệnh thông thường