Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ như thế nào là đúng cách? Đây là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm. Cùng tìm câu trả lời từ dược sĩ Cao đẳng Dược qua bài chia sẻ sau đây!
- Tìm hiểu những tác dụng bất ngờ của Vitamin A không nên bỏ qua
- Amlodipine thuốc điều trị cao huyết áp rất hiệu quả
Uống thuốc kháng sinh không đúng cách có thể khiến cơ thể trẻ mất đi khả năng phòng chống bệnh tật mà bẩm sinh vốn có, tạo cơ hội cho vi khuẩn (VK) thích nghi và có thể trở thành những chủng kháng thuốc về sau. Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho trẻ trong nhiều tình huống là cần thiết. Trường hợp biết cách sử dụng sẽ giúp trẻ nhỏ nhanh khỏi bệnh mà không gây biến chứng xấu về sau.
Sau đây là những nguyên tắc sử dụng kháng sinh được những dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ cách dùng cho trẻ nhỏ cần được chú ý:
1. Kháng sinh phải sử dụng đúng loại
– Kháng sinh phải do thầy thuốc kê đơn. Đúng loại nghĩa là trẻ bị bệnh chỗ nào thì sử dụng kháng sinh chỗ đó, nhiễm khuẩn loại nào thì sử dụng kháng sinh trị VK loại đó.
– Ví dụ, trường hợp trẻ bị lị a míp thì cần sử dụng kháng sinh Metronidazol, trẻ bị lị trực khuẩn thì sử dụng Ciprofloxacin. Trường hợp trẻ nhỏ bị nhiễm khuẩn tiết niệu thì sử dụng kháng sinh Cefuroxim… Những mẹ cần tuân thủ đúng loại kháng sinh, không tự ý đổi thuốc, không tự ý mua kháng sinh điều trị cho trẻ.
2. Kháng sinh phải sử dụng đúng liều
Dược sĩ tư vấn liều thuốc sử dụng ở trẻ nhỏ được tính theo 3 tiêu chí sau:
– Kilogam cân nặng (cân càng nặng thì liều sử dụng càng cao).
– Mức độ bệnh (bệnh càng nặng thì liều sử dụng càng cao).
– Mức độ đáp ứng với thuốc (bệnh đáp ứng điều trị kém thì liều sử dụng càng cao).
Liều này đã được thầy thuốc tính toán và kê đơn, không nên tự ý điều chỉnh liều. Trường hợp có thắc mắc về liều thuốc, nên trao đổi với thầy thuốc điều trị.
3. Kháng sinh phải sử dụng đủ ngày
– Số ngày điều trị kháng sinh dựa trên nguyên tắc bệnh lui dần. Theo nguyên tắc đó, số ngày sử dụng kháng sinh phải đạt được số ngày tối thiểu để đảm bảo VK không tái phát lại.
– Thời gian tối thiểu sử dụng kháng sinh từ 5-7 ngày tùy loại kháng sinh. Có một số loại kháng sinh chỉ cần sử dụng ngắn ngày (3 ngày) ví dụ như kháng sinh Azithromycin (với trẻ bị viêm phổi 10mg/kg/ ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo 5mg/kg/ngày – uống một lần duy nhất trong ngày).
– Những mẹ không nên thấy con hết sốt, bớt ho, hết tiêu chảy mà vội vàng dừng thuốc. Điều này có thể khiến việc điều trị gặp khó khăn thêm, vì VK chưa bị diệt hẳn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn và khiến tăng nguy cơ kháng kháng sinh ở trẻ nhỏ.
4. Kháng sinh cần theo dõi cẩn thận
Thuốc kháng sinh là thuốc có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng. Những mẹ cần theo dõi tình trạng trẻ nhỏ 2 ngày sử dụng kháng sinh, trường hợp không có triệu chứng gì bất thường, mới tạm yên tâm về loại thuốc kháng sinh trẻ nhỏ đang sử dụng, kể cả loại thuốc đó do thầy thuốc kê đơn. Khi có biểu hiện bất thường, cần thông báo cho thầy thuốc ngay.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đào tạo Dược sĩ Nhà thuốc
5. Nên sử dụng kháng sinh gói hoặc hỗn dịch cho trẻ
– Thuốc kháng sinh được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau: thuốc hỗn dịch (pha nước vào trong lọ 1 lần và sử dụng nhiều lần tiếp theo), thuốc gói, thuốc viên, thuốc tiêm.
– Sử dụng thuốc kháng sinh tại nhà cho trẻ nhỏ nên sử dụng thuốc gói bột hoặc thuốc hỗn dịch. Sử dụng thuốc hỗn dịch là chuẩn nhất vì trẻ nhỏ dễ uống, không lo ngại vấn đề hóc thuốc, sử dụng liều được tính theo kilogam cân nặng. Nhược điểm của thuốc hỗn dịch là giá thành cao hơn những loại thuốc khác.
– Hạn chế sử dụng kháng sinh dạng viên với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi.
6. Kháng sinh cần được hòa tan kỹ
– Một số loại thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng bột trong lọ hỗn dịch hoặc trong gói, khi sử dụng cần được pha với nước. Lúc này, bà mẹ cần hòa tan kỹ thuốc. Trường hợp hòa tan không kỹ, kháng sinh chưa tan đồng đều và trẻ nhỏ sẽ bị uống sai liều, thường là bị tăng liều cao hơn.
Thông tin được các chuyên gia y tế tại Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn tham khảo: Vinmec.com được https://duocsi.edu.vn/ chia sẻ