Kháng Histamin được sử dụng khá phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay. Ngoài ra có vai trò làm giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường.
- Dược sĩ hướng dẫn cách trị nhiệt miệng nhanh chóng bằng thuốc Oracortia
- Kinh nghiệm phối kháng sinh dành cho các Dược sĩ
- Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc Penicillin V đúng cách
Thuốc Alimemazine
Thuốc Alimemazine?
Là thuốc chống dị ứng, thuộc nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 1.
Thuốc làm giảm các triệu chứng dị ứng như sưng, ngứa, mày đay, phát ban… Ngoài ra, còn có tác dụng an thần, giảm ho, chống nôn.
Thuốc được dùng trong các trường hợp sau:
- Dị ứng hô hấp: viêm mũi, hắt hơi, sổ mũi.
- Dị ứng ngoài da: mày đay, ngứa.
- Tiền mê trước phẫu thuật cho trẻ từ 2-7 tuổi.
- Mất ngủ.
Đối tượng đặc biệt:
- Trẻ em: không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
- Phụ nữ có thai: chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, không nên dùng trong 3 tháng cuối thai kì.
- Phụ nữ cho con bú: sử dụng thận trọng, nên ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
- Người cao tuổi: nên giảm liều so với người lớn.
Chống chỉ định:
- Rối loạn chức năng gan hoặc thận
- Động kinh, bệnh Parkinson
- Suy giáp, u tủy thượng thận
- Nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
- Tiền sử tăng nhãn áp góc hẹp
- Trẻ bị mất nước
Thận trọng:
- Trẻ em có tiền sử ngừng thở khi ngủ
- Người cao tuổi bị táo bón mãn tính
- Nhười cao tuổi khi thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh
- Bệnh tim mạch
- Hen phế quản
- Loét dạ dày, viêm môn vị – tá tràng.
Tác dụng phụ:
- Mệt mỏi, uể oải, đau đầu, chóng mặt nhẹ.
- Khô miệng, đờm đặc
- Táo bón, bí tiểu
- Rối loạn điều tiết mắt
Đi khám Bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:
- Dấu hiệu mất bạch cầu hạt: đau họng, sốt, mệt mỏi, rét run, khó nuốt, loét miệng.
- Phản ứng ngoại tháp:
+ Run, cứng cơ, chậm vận động, khó giữ cân bằng, hoặc
+ Cứng cơ, đau cơ, khó chụi, vẹo cổ, hàm, hoặc
+ Bồn chồn, khó chụi khi ngồi yên, buộc phải di chuyển liên tục.
- Hội chứng an thần ác tính: tăng thân nhiệt, rối loạn ngoại tháp nặng, lờ đờ, hôn mê, rối loạn tâm trí, rối loạn tim mạch.
Liều dùng người lớn
- Mày đay, sẩn ngứa: 10 mg/lần, ngày 2-3 lần. Có thể lên đến 100 mg/ngày trong trường hợp dai dẳng khó chữa.
- Ho khan, ho về đêm: 5-40 mg/ngày chia nhiều lần
- Mất ngủ: 5-20 mg uống trước khi đi ngủ
Liều dùng trẻ em:
- Mày đay, sẩn ngứa: 2-5 tuổi: 2,5 mg/lần, ngày 3-4 lần
5-12 tuổi: 5 mg/lần, ngày 3-4 lần
- Ho khan, ho về đem: 2-12 tuổi: 0,5-1 mg/kg/ngày chia nhiều lần
- Mất ngủ: 2-12 tuổi: 0,25-0,5 mg/kg uống trước khi đi ngủ
- Tỉnh giấc giữa đêm nghiêm trọng: 2-12 tuổi: 30-60 mg (6mg/kg)
Liều dùng người cao tuổi:
- 10 mg/lần, ngày 1-2 lần. Sử dụng thận trọng do nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn.
Lời khuyên của Dược sĩ
- Thuốc có thể uống trước hoặc sau ăn
- Không dùng thuốc với rượu bia hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương
- Thuốc gây buồn ngủ, không nên lái xe, vận hành máy míc, làm các lao động có tính chất nguy hiểm trong thời gian dùng thuốc
- Khi sử dụng liều cao, thuốc có thể gây nhạy cảm ánh sáng, cần sử dụng kem chống nắng và che chắn kín dưới ánh sáng mặt trời.
- Trẻ em và người cao tuổi nên sử dụng thận trọng do nguy cơ tác dụng phụ cao hơn.
Thuốc Fexofenadine?
Thuốc Fexofenadine
Tác dụng:
- Là thuốc chống dị ứng, thuộc nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 2
- Thuốc làm giảm các triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt, nước mũi, sưng, ngứa, phát ban… mà ít gây buồn ngủ hơn các thuốc thế hệ 1
Bệnh phổ biến: viêm mũi dị ứng, dị ứng, mày đay, mày đay mạn tính vô căn
Đối tượng đặc biệt:
- Trẻ em: không nên sùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Dạng viên không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
- Phụ nữ có thai: không khuyến cáo, chỉ dùng khi bác sĩ chỉ định
- Phụ nữ cho con bú: không khuyến cáo, nếu dùng thuốc nên tạm thời ngừng cho con bú
- Người cao tuổi: có thể dùng, thận trọng với người trên 65 tuổi
Chống chỉ định: dị ứng Fexofenadine, Terfenadine
Thận trọng: bệnh gan, bệnh thận, bệnh tim mạch, vảy nến
Tác dụng phụ:
- Buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy
- Buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt
- Dễ bị nhiễm virus (cảm, cúm), dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp trên.
- Ngứa họng, ho
- Viêm tai giữa, viêm xoang
- Đau lưng, đau bụng trong kì kinh nguyệt
Đi khám bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng sau:
- Dị ứng nghiêm trọng: phát ban, khó thở, sưng tấy mặt, môi, họng, lưỡi.
- Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, ho hoặc các triệu chứng cúm khác
Liều dùng người lớn: 120-180 mg/lần, ngày 1 lần hoặc 60 mg/lần, ngày 2 lần. Liều tối đa: 180 mg/ngày
Liều dùng trẻ em:
- 6 tháng-2 tuổi: 15 mg/lần, ngày 2 lần
- 2-11 tuổi: 30 mg/lần, ngày 2 lần
- > 12 tuổi: như liều người lớn
- Trẻ 6 tháng tuổi – 6 tuổi: nên dùng dạng hỗn dịch
- Trẻ trên 6 tuổi: có thể dùng dạng viên
Lời khuyên của Dược sĩ:
- Theo Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội thì thuốc có thể uống trước hoặc sau ăn. Dạng giải phóng chậm uống lúc đói.
- Uống cách các thuốc kháng acid chứa nhôm, magnesi ít nhất 15 phút
- Thuốc ít gây buồn ngủ, nhưng vẫn cần thận trọng khi lái xe hoặc điều khiển máy móc đòi hỏi phải tỉnh táo
- Uống thuốc với nước, không uống với nước trái cây
- Không dùng thuốc với rượu bia hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ương