Nhiều lúc trong cuộc sống, chúng ta không may bị trúng gió và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy chúng ta nên làm gì khi bị trúng giờ để nhanh khỏi nhất ?
- Một số cách xử lý những bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa thu
- Những thực phẩm cần nên tránh khi bị viêm họng
- Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh viêm gan.
Chúng ta nên làm gì khi bị trúng gió nhanh khỏi nhất
Là bệnh phổ biến hay thường gặp vào những khi thời tiết lạnh, sương giá và lúc nắng nóng, mưa gió. Vậy chúng ta nên làm gì khi bị trúng gió ?
Bài viết này y sĩ trung cấp y học cổ truyền tphcm xin đưa ra câu trả lời mong rằng các bạn có thể áp dụng cho bản thân cũng như người thân khi chẳng may mắc phải.
Chúng ta nên làm gì khi bị trúng gió
Trong tây y
– Khi bệnh nhân bị trúng gió, các bác sỹ thường chỉ định uống thuốc cảm (paracetamol, paradol..).
– Ngoài ra bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Uống nước trà gừng, cạo gió, hút giác… là phương pháp xử lý khi bị trúng gió.
Trong đông y
– Sử dụng phương pháp cạo gió (vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác). Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai…
– Uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát (để làm ấm cơ thể).
-Làm nóng gan bàn chân.
– Đối với người bị bất tỉnh cần tác động vào huyệt nhân trung (nằm nằm ngay dưới gốc mũi) ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại.
– Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp hơn chân (để tăng lượng máu nuôi dưỡng não), để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên (tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa.
– Cho ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung…
– Khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.
Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân không tỉnh lại cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để điều trị.
Uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát
– Trong trường hợp bạn bị trúng gió nặng như hôn mê, tay chân rất lạnh, co cứng, tai biến mạch máu cần nhập viện ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nếu điều trị chậm, hoặc điều trị không đúng cách sẽ có tiến triển xấu, gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt, co cứng nửa mặt… Điều trị liệt dây thần kinh số 7 chỉ cần bằng châm cứu kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện cơ… trong 4 – 6 tuần. Cũng có trường hợp phải điều trị kéo dài 2 – 3 đợt mới có thể phục hồi.
Nguyên nhân trúng gió
Thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, trời đang nắng nhưng mưa đột ngột. Mưa đầu mùa ở vùng nhiệt đới thường kèm theo các cơn gió mùa là điều kiện thuận lợi để cơ thể bị khí lạnh xâm nhập khi không được giữ ấm đầy đủ.
Ngồi lâu trong phòng máy lạnh, khi bước ra bên ngoài, sự chênh lệch nhiệt độ gây sốc nhiệt cũng là nguyên nhân của trúng gió.
Người có tiền sử hạ đường huyết, huyết áp không ổn định, bệnh tiểu đường rất dễ gặp hiện tượng này và khiến bệnh tái phát.
Người béo thường có nguy cơ bị trúng gió cao hơn người gầy vì mức độ rủi ro mắc các bệnh huyết áp, tim mạch của họ rất cao, dễ bị tác động của điều kiện bên ngoài.
Khi uống rượu, lượng cồn trong máu được đưa đến não và các cơ quan khác khiến mạch máu ở đó co lại (hoặc giãn ra tùy mỗi người), làm cơ thể mất nhiều nhiệt. Nếu nơi hơi ấm thoát ra ngoài không được bảo vệ, gặp phải khí lạnh thì người bệnh ngay lập tức bị trúng gió.
Theo các Dược Sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, những người bận rộn nên vận động ít tay chân ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần chia thành nhiều lần. Vận động hợp lý sẽ tăng cường sức đề kháng, giảm bớt mỡ trong máu, tăng sản xuất TPA (Tisue Plasminogen Activator), một loại protein làm tan cục máu đông, chống lại các chứng đột quỵ, do nghẽn mạch máu não, dạng trúng gió nguy hiểm nhất.
Cách phòng tránh
– Cần phải giữ ấm cho toàn bộ cơ thể, ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ – những nơi dễ bị nhiễm lạnh.
– Nhiều người thân thì mặc ấm nhưng lại đi chân đất thì vẫn có nguy cơ bị trúng gió vì đôi chân cũng là trái tim thứ 2 của con người.
– Khi tắm cần tránh nơi có gió lùa, lau người khô nhanh để không bị mất nhiều nhiệt và nhiễm lạnh.
– Không nên uống rượu chống lạnh vì cồn làm cơ thể nóng lên nhưng khi giã rượu sẽ bị lạnh. Khi ngồi trong phòng điều hòa, chúng ta cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau.
– Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông.
– Khi ngủ dậy để tránh bị trúng gió, chúng ta nên nằm trên giường nửa phút cho tỉnh hẳn, ngồi dậy và chờ khoảng nửa phút sau hãy đặt hai chân xuống giường. Sau khi đặt chân xuống nền nhà, chờ nửa phút sau mới bắt đầu đứng dậy bước đi.
Làm gì khi bị trúng gió, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ học được cách xử lý khi bị trúng gió để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân gia đình. Lưu ý, những trường hợp trúng gió nhẹ tuy cách chữa đơn giản nhưng tuyệt đối không được chủ quan mà hãy điều trị triệt để. Nếu không nó có thể để lại nhiều di chứng tiềm tàng về sau.
Nguồn duocsi.edu.vn