Gan là một cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Do vậy, xét nghiệm đánh giá chức năng gan định kỳ là một việc cần thiết để có thể chẩn đoán các bệnh lý về gan cũng như có thể xác định mức độ thương tổn của gan.
Vậy xét nghiệm đánh giá chức năng gan mang lại những ý nghĩa gì? Và có những xét nghiệm nào có thể dùng để đáng giá chức năng gan? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được những vấn đề đó
- Những loại thuốc nào không nên dừng đột ngột
- Những lợi ích bất ngờ của nước dừa cho sức khỏe và làm đẹp
- Bệnh cường giáp – Thuốc PTU (Propylthiouracil): Những lưu ý cảnh giác khi sử dụng và các tác dụng phụ
Xét nghiệm chức năng gan giúp chẩn đoán sớm các bệnh về gan
1. Xét nghiệm chức năng gan nhằm những mục đích gì?
Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết: Gan là nơi thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể con người, nên khi chịu tổn thương sẽ gây ra các rối loạn và làm nồng độ các chất trong máu bị thay đổi. Vậy nên, việc xét nghiệm chức năng gan nhằm những mục đích như sau:
– Theo dõi tình trạng của lá gan hay đánh giá mức độ tổn thương của gan
– Chẩn đoán các rối loạn chức năng gan khi gan bị thương tổn, nhờ đó tìm ra nguyên nhân để đưa ra cách điều trị phù hợp nhất
– Nhằm theo dõi mức độ hiệu quả của điều trị cũng như kiểm tra những tác dụng phụ của thuốc đang sử dụng có gây tổn thương gan
– Để có thể phát hiện và kiểm soát các bệnh lý về gan tiềm ẩn gây nên xơ gan, ung thư gan.
2. Cần thực hiện xét nghiệm gan khi nào?
Vì mục đích của các xét nghiệm đánh giá chức năng gan là để kiểm tra tình trạng của gan, phát hiện bệnh lý và xác định mức độ bệnh cũng như theo dõi kết quả điều trị. Vậy nên, khi có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gợi ý về bệnh gan bao gồm: nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, chán ăn, bụng chướng, tính tình thay đổi, ốm yếu, mệt mỏi, vàng da, vàng mắt,… thì bạn cần nhanh chóng tiến hành làm xét nghiệm.
Tuy vậy, các bệnh lý về gan thông thường ít biểu hiện các triệu chứng ở những giai đoạn đầu nên tốt nhất nên kiểm tra định kỳ để theo dõi và chẩn đoán kịp thời những tổn thương ở gan. Mặt khác, xét nghiệm đánh giá chức năng gan thường được thực hiện với những người có nguy cơ cao mắc bệnh gan như là: người uống nhiều rượu bia, người lạm dụng rượu, tiền sử gia đình có người mắc bệnh gan, thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp hay đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến gan.
3. Lý do cần nhịn đói trước khi xét nghiệm chức năng gan
Theo tin tức trước khi lấy máu làm xét nghiệm chức năng gan bạn cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng để có được kết quả chính xác nhất. Bởi thời điểm lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn là thời điểm các thành phần sinh hóa ổn định nên kết quả sẽ được phản ánh khá chính xác. Trường hợp lấy máu sau khi ăn thì thành phần sinh hóa bị thay đổi gây nên sai lệch kết quả nên không phản ánh chính xác tình trạng của cơ thể
Cần nhịn ăn trước khi lấy máu để kết quả xét nghiệm được phản ánh tốt nhất
4. Các xét nghiệm chức năng gan thường gặp
Xét nghiệm chỉ số Bilirubin
Đây chính là một trong các xét nghiệm chức năng gan khá quan trọng, kết quả của chỉ số này tăng cao sẽ phản ánh được mức độ tổn thương của gan. Bilirubin được sản sinh từ sắc tố hemoglobin tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu già. Trường hợp chất này tăng sẽ làm cho da bị vàng, nước tiểu sậm màu. Đây là dấu hiệu có thể nhận thấy bằng mắt thường khi mắc các bệnh liên quan tới gan.
Xét nghiệm các chỉ số men gan
Xét nghiệm đánh giá chức năng gan thông qua các chỉ số men gan bao gồm: AST, ALT, GGT, ALP, các chỉ số men gan này có thể giúp đánh giá mức độ tổn thương của gan.
Chỉ số AST ( Aspartate transaminase ) có giá trị bình thường là <37 UI/L. Khi chỉ số này tăng cao cho thấy gan đang bị tổn thương nghiêm trọng
Chỉ số ALT ( Alanine transaminase ) có giá trị bình thường là <40 UI/L. Khi chỉ số này tăng cao thì có khả năng gan đang bị tổn thương do xơ gan
Chỉ số ALP ( Alkaline phosphatase ) có giá trị bình thường là từ 53-128 UI/L. Khi chỉ số này tăng cao là dấu hiệu của các bệnh có thể liên quan tới gan, xương, tim mạch.
Chỉ số GGT ( Gamma glutamytransferase ) có giá trị bình thường là từ 20 – 40UI/L. Khi chỉ số này trong máu tăng cao có thể gan bị tổn thương hay ống dẫn mật bị tắc.
Xét nghiệm tiểu cầu
Đây là một xét nghiệm đánh giá chức năng gan quan trọng. Vì xét nghiệm này có thể giúp xác định tình trạng đông máu của cơ thể cũng như định lượng protein hỗ trợ quá trình đông máu. Số lượng tiểu cầu trong máu bình thường là khoảng 150 – 450 x 103/ml. Tuy nhiên, ở bệnh nhân xơ gan thì số lượng tiểu cầu sẽ bị giảm, thấp hơn giá trị bình thường.
Xét nghiệm albumin
Theo giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Chỉ số albumin thông thường là 4g/dl. Đây là một loại protein cần thiết giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khi bị xơ gan hay khả năng miễn dịch suy giảm thì nồng độ albumin cũng sẽ xuống thấp.
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu
Xét nghiệm này ngoài giúp đánh giá bệnh đái tháo đường, bệnh thận…, chúng còn giúp phát hiện được tình trạng viêm gan và những bệnh lý thay đổi trong cơ thể.
XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN