Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Viêm nang lông: Bệnh lý không thể coi thường?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Viêm nang lông là tình trạng viêm nông ở một hoặc nhiều nang lông ở bất kỳ vùng nào trừ lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhất là ở thanh thiếu niên và người trẻ.

Viêm nang lông là loại bệnh phổ biến thường gặp

Viêm nang lông là loại bệnh phổ biến thường gặp

Nguyên nhân?

Theo Giảng viên Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đễn viêm nag lông là do tụ cầu vàng ( Staphylococcus. aureus), trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa). Ngoài ra còn có thể do một số nguyên nhân khác như nấm, virus….

Các yếu tố thuận lợi?

  • Mặc quần áo quá chặt
  • Da ẩm ướt
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Gãi cào
  • Cạo râu
  • Nhổ lông
  • Các loại thuốc mỹ phẩm gây kích ứng
  • Dùng thuốc bôi Corticoid kéo dài
  • Béo phì
  • Tiểu đường
  • Giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
  • Suy thận, chạy thận nhân tạo
  • Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp với những trường hợp niêm nang lông mạn tính

Biểu hiện của viêm nang lông?

Theo các Dược sĩ tư vấn: Biểu hiện của viêm nang lông đó là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau. Viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở lòng bàn tay,bàn chân. Vị trí thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân…sau vài ngày tiến triển , tổn thương có thể khỏi. Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trường hợp. Hầu hết các trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ dàng bỏ qua

Biến chứng gặp phải của viêm nang lông?

  • Chàm hóa
  • Viêm lan tỏa xuống phiá dưới nang lông hình thành nhọt
  • Viêm mô bào
  • Nhiễm khuẩn huyết

Điều trị viêm nang lông như thế nào?

Điều trị viêm nang lông như thế nào?

Các phương pháp điều trị?

Dưới đây là những phương pháp điều trị được giảng viên Hoàng Thị Hoa đang dạy chương trình văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ.

  1. Loại bỏ các yếu tố thuận lợi
  2. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên tránh lây nhiễm sang vùng da khác bằng xà phòng
  3. Tránh gãi cào, kích thích vào tổn thương
  4. Đối với những trường hợp nhẹ chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ
  • Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một số dung dịch sát khuẩn sau:

+ Povidon iod 10%

+ Hexamidin 0,1%

+ Cloherxidin 4%

Sát khuẩn 2-4 lần / ngày trong vòng 10 -15 ngày

  • Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ:

+ Kem hoặc mỡ fucidic 2%, bôi 1-2 lần/ ngày

+ Mỡ Neomycin bôi 2-3 lần/ ngày

+ Kem Silver sulfadiazine 1% bôi 1-2 lần/ ngày

+ Mỡ Mupirocin 2% bôi 3 lần/ ngày

+ Erythromycin 1-2 lần/ ngày

+ Clindamycin 1-2 lần/ ngày

Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày

  1. Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chỗ với toàn thân bằng một trong các loại kháng sinh sau:
  • Penicilin M ( Cloxacilin) 2g/ ngày
  • Amoxicilin + acid Clavulanic

+ Trẻ em 80mg/kg/ngày chia 3 lần

+ Người lớn 1.5 – 2g / ngày chia 2 lần / ngày

  • Roxithromycin viên 150mg

+ Trẻ em 5- 8mg/ kg/ngày chia 2 lần

+ Người lớn 2 viên/ ngày chia 2 lần

  • Azithromycin 500mg ngày đầu tiên sau đó 250mg/ ngày x 4 ngày
  • Acid Fucidic viên 250mg

+ Trẻ em liều  30 – 50mg/ kg/ ngày  chia 2 lần

+ Người lớn 1- 1,5g/ngày chia 2 lần

Phòng tránh viêm nang lông?

  • Vệ sinh cá nhân
  • Tránh các yếu tố thuận lợi như nóng ẩm, các hoá chất dầu mỡ
  • Điều trị sớm khi có tổn thương ơr da
  • Trường hợp taí phát cấn lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi, má…

Nguồn: duocsi.edu.vn