Search
Chủ Nhật 8 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Tỷ lệ cholesterol trong cơ thể quan trọng như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Hàm lượng cholesterol trong máu là yếu tố quan trọng giúp phản ánh cơ thể có các nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch như là đột quỵ, đau tim,… Do đó, xác định tỷ lệ cholesterol máu cũng là  một cách nhằm quản lý sức khỏe cũng như ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ tim mạch.

Lượng cholesterol trong cơ thể là yếu tố phản ánh được tình trạng cơ thể

1. Tỷ lệ cholesterol trong cơ thể là gì?

Cholesterol máu tồn tại trong cơ thể dưới những dạng chính sau đây:

  • Lipoprotein mật độ cao (HDL – cholesterol) được xem là cholesterol tốt, chiếm 20 – 30% tổng lượng cholestetol máu
  • Lipoprotein mật độ thấp (LDL – cholesterol) được xem là cholesterol xấu, chiếm tới 60 – 70% tổng lượng cholesterol máu
  • Lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL), đây là tiền thân của LDL, chiếm khoảng 10 – 15% tổng lượng cholesterol máu.

Theo giảng viên Cao đăng Dược TPHCM cho biết: Tỷ lệ cholesterol sẽ được tính bằng cách lấy tổng lượng cholesterol toàn phần trong cơ thể chia cho lượng cholesterol tốt là HDL. Ví dụ như lượng cholestrol toàn phần trong cơ thể là 180mg/dl, lượng cholesterol tốt (HDL) là 82mg/dl thì suy ra tỷ lệ cholesterol trong cơ thể là 180/82 = 2.2

Nồng độ cholesterol máu toàn phần tốt nhất đối với người trưởng thành là từ 200mg/dl trở xuống. Trong đó, ở nữ giới thường có nồng độ cholesterol tốt (HDL) cao hơn so với nam giới, mức cholesterol tốt (HDL) lý tưởng nhất đối với nam giới là 40mg/dl và đối với nữ giới 50mg/dl. Điều này có nghĩa rằng tỷ lệ cholesterol tốt nhất ở nam giới  là 5 và ở phụ nữ là 4. Khi tỷ lệ cholesterol lý tưởng thì cho thấy cơ thể đang có sức khỏe tốt và ít nguy có mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Vào năm 2019, có một nghiên cứu được thực hiện bởi Susanna và các cộng sự cho chúng ta thấy rằng mối liên hệ giữa tỷ lệ cholesterol và bệnh nhồi máu cơ tim cấp (AMI) với phụ nữ ở độ tuổi 50. Và trên nghiên cứu đã phát hiện ra những người phụ nữ có tỷ lệ cholesterol từ 3.5 trở xuống nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim cấp sẽ thấp nhất. So với nhóm đối tượng đó, thì kết quả của những nhóm đối tượng khác được thể hiện cụ thể như sau:

  • Ở nhóm phụ nữ tỷ lệ cholesterol từ 3.5 – 4.0 có nguy cơ mắc bệnh AMI cao hơn 14%
  • Ở nhóm phụ nữ tỷ lệ cholesterol từ 4.0 – 5.0 có nguy cơ mắc AMI cao hơn 46%
  • Ở nhóm phụ nữ tỷ lệ cholesterol cao hơn 5.0 có nguy cơ mắc AMI cao hơn 89%

Cholesrol tốt (HDL) mang tầm 25 – 33% lượng cholesterol tự do lưu thông trong cơ thể trở về gan. Đồng thời, gan chuyển cholesterol xấu (LDL) ra khỏi cơ thể và làm ngăn chặn nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Bởi cholesterol xấu (LDL) vận chuyển các cholesterol đến động mạch, làm tăng sự tích lũy những mảng bám trong lòng động mạch gây ra giảm lưu lượng máu trong lòng mạch và gây xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Dù vậy, cholesterol xấu (LDL) vẫn có những tác dụng riêng của nó và mức LDL tốt nhất là thấp hơn 100mg/dl. Cơ thể chúng ta cần cholesterol cho nhiều chức năng quan trọng như sản xuất axit mật, các loại hormone nội tiết (estrogen, testosteron), duy trì sự ổn định hàm lượng vitamin D cũng như hỗ trợ tiêu hóa. Chúng được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm khác nhau chẳng hạn như thịt gà, thịt lợn, các sản phẩm đến từ sữa, dầu ăn,…

2. Làm thế nào để quản lý lượng cholesterol trong cơ thể?

Theo tin tức kiểm soát cholesterol ở nồng độ lý tưởng có thể giúp bảo vệ cơ thể và nâng cao sức khỏe. Hàm lượng cholesterol trong cơ thể có thể cải thiện bằng cách là giảm nồng độ cholesterol toàn phần hay tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL). Một số cách giúp cải thiện tỷ lệ cholesterol như:

  • Ăn nhiều chất xơ hòa tan: sẽ giúp bảo vệ cũng như nâng cao sức khỏe tim mạch. Theo những nghiên cứu khoa học thì chất xơ hòa tan sẽ giúp giảm đi lượng cholesterol đang tăng cao trong máu. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan bào gồm: đậu đen, yến mạch, táo, đậu lăng,…
  • Ăn ít chất béo không lành mạnh: không ăn hoặc hạn chế ăn hết mức có thể các thực phẩm chứa các chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa như các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp,…
  • Luyện tập thể dục thể thao: vận động tối thiểu 30 phút/ngày sẽ giúp làm tăng nhịp tim, duy trì cân nặng hợp lý, giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) và tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL). Một số bài tập thể dục bạn có thể lựa chọn như: đạp xe, đi bộ, bơi lội, nhảy dây,…


Tập luyện thể thao giúp ổn định tỷ lệ cholesterol trong cơ thể

Theo giảng viên Liên thông cao đẳng Dược TPHCM cho biết: Ngoài các biện pháp về lối sống kể trên,  bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc giảm cholesterol ở những đối tượng có mức cholesterol máu tăng cao. Hai nhóm thuốc hay được sử dụng là statin và niacin. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chọn loại thuốc điều trị phù hợp.

XEM THÊM: DUOCSI.EDU.VN